Các hợp đồng không yêu cầu phải được công chứng vẫn hợp pháp?

0
Rate this post

Tiến hành công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý, tuy nhiên, vẫn có những hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng hợp pháp. Chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin:

1. Công chứng và chứng thực là gì?

1.1 Định nghĩa

Theo Luật Công chứng năm 2014, công chứng là việc các công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp và không vi phạm đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ theo quy định của pháp luật hoặc sự yêu cầu tự nguyện của cá nhân hoặc tổ chức.

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân,..tập trung vào hình thức. Chứng thực có những loại sau:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc: là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc;
  • Chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;
  • Chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch

Công chứng là việc xác nhận tính hợp pháp, nội dung của các giao dịch dân sự và hợp đồng. Còn chứng thực tập trung vào việc xác nhận tính chính xác, đúng đắn của các văn bản, giấy tờ hay các giao dịch dưới góc độ hình thức.

1.2 Đặc điểm và yêu cầu

Thực hiện công chứng, chứng thực mang lại nhiều lợi ích như tăng tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia và tránh được những tranh chấp pháp lý có thể xảy ra. Đồng thời, còn giúp tăng cường sự tin tưởng, uy tín trong hoạt động kinh doanh, giao dịch của các tổ chức và cá nhân.

Việc công chứng đòi hỏi đầy đủ nội dungviệc lưu trữ, bảo quản phải đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật của các văn bản. Vì vậy, pháp luật có những quy định rất rõ ràng về những hợp đồng, giao dịch nào bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, cũng có những giao dịch không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng vẫn hoàn toàn hợp pháp. 

2. Những hợp đồng không bắt buộc công chứng, chứng thực vẫn hợp pháp

Dưới đây là nhóm hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng vẫn hợp pháp. Việc công chứng, chứng thực phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và việc thỏa thuận giữa các bên

2.1 Giao dịch, hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất

Giao dịch, hợp đồng liên quan đến quyền sử đất không cần công chứng, chứng thực

Thường thì, các giao dịch hoặc hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác kèm theo đất, phải được công chứng để có giá trị pháp lý. Nhưng, vẫn có những trường hợp ngoại lệ không yêu cầu công chứng do tính chất của chủ thể ký kết và đối tượng của hợp đồng. 

Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, bao gồm:

  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp (hợp đồng ghi nhận việc hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với nhau).
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

Các loại hợp đồng trên thường được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Khi các bên có nhu cầu và đã thỏa thuận với nhau, họ sẽ mang hợp đồng hoặc giao dịch tới tổ chức có thẩm quyền để thực hiện việc công chứng hay chứng thực.

2.2 Giao dịch, hợp đồng kinh doanh bất động sản

Giao dịch, hợp đồng kinh doanh bất động sản không cần công chứng, chứng thực

Theo khoản 1,2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, những loại hợp đồng kinh doanh bất động sản dưới đây được công chứng, chứng thực khi các bên có thỏa thuận, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng.
  • Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng.
  • Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.
  • Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Lưu ý

Những hợp đồng mua bán, thuê nhà, công trình xây dựng, chuyển quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình hoặc cá nhân có quy mô nhỏ, không thường xuyên thực hiện, thường phải được công chứng hoặc chứng thực như:

  • Hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).
  • Hộ gia đình, cá nhân chuyển quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
  • Hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.
  • Hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình.

Ngoài ra, điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải thành lập thành văn bản và công chứng, chứng thực hợp đồng tùy vào thỏa thuận của các bên. Các hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản hiện nay là: hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản.

2.3 Giao dịch, hợp đồng về nhà ở

Giao dịch, hợp đồng về nhà ở không cần công chứng, chứng thực
thu-tuc-mua-ban-nha-dat

Theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, các trường hợp sau đây, hợp đồng về nhà ở không phải công chứng hay chứng thực

  • Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;
  • Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;
  • Góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức;
  • Cho thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở

Lưu ý:

Thời điểm hiệu lực của hợp đồng trong các giao dịch được quy định là do thỏa thuận giữa các bên. Nếu không có thỏa thuận, thì thời điểm hiệu lực của hợp đồng là khi hợp đồng được ký kết. 

Đây là toàn bộ thông tin về những hợp đồng không bắt buộc công chứng vẫn hợp pháp. Nếu các bạn còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc về vấn đề trên hoặc vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Dignity Law để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Leave A Reply

Your email address will not be published.