Mục lục bài viết
Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về thời hiệu, gia hạn thời hiệu và hết thời hạn khởi kiện.
1. Thời hiệu khởi kiện (Suit time)
Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện (Suit time) là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thực tế, khi các bên không đủ thời gian để giải quyết khiếu nại thì người bị khiếu nại có thể chấp thuận gia hạn thời hiệu khởi kiện theo đề nghị của bên khiếu nại để có đủ thời gian tự giải quyết hoặc đưa ra khiếu nại ra tòa án, trọng tài.
Ví dụ: Theo hợp đồng, thời hiệu khởi kiện là 6 tháng. Khi sắp hết thời hạn, người khiếu nại đề nghị gia hạn thêm 6 tháng và được người bị khiếu nại chấp thuận. Như vậy, tòa án và trọng tài sẽ chấp nhận thời hiệu khởi kiện là 1 năm. Và không bác bỏ đơn khởi kiện của người khởi kiện với lý do đã hết thời hiệu theo hợp đồng.
2. Hết thời hiệu khởi kiện (Time barred)
Hết thời hiệu khởi kiện (Time barred) là hết thời hạn theo luật định để người khiếu nại đưa vụ việc ra tòa án hoặc trọng tài đòi người bị khiếu nại bồi thường. Tòa án hay trọng tài không thụ lý những đơn khởi kiện đã quá thời hạn theo luật định.
Ví dụ: Theo điều 118 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, thời hạn khởi kiện của việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hai năm kể từ khi người khiếu nại biết, hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm. Sau hai năm đó, tòa án hay trọng tài sẽ từ chối đơn khởi kiện. Với lí do đã hết thời hạn được pháp luật bảo vệ quyền được khiếu nại.
3. Gia hạn thời hiện khởi kiện (Extension to suit time)
Gia hạn thời hiệu khởi kiện (Extension to suit time) là việc người bị khiếu nại chấp thuận kéo dài thời hạn mà người khiếu nại lẽ ra trong thời hạn phải đưa vụ việc khiếu nại ra trước tòa hay trọng tài để giải quyết như theo thỏa thuận trong hợp đồng. Việc gia hạn này thường được đồng ý theo đề nghị của bên khiếu nại khi:
- Việc lập hồ sơ khiếu nại chưa hoàn tất, chưa xác định, thu thập đủ chứng cứ,..
- Các bên có mong muốn thêm thời gian để cùng nhau trực tiếp giải quyết tranh chấp thông qua
- thương lượng, hòa giải ngoài tòa án, trọng tài.