Tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân là gì?

0
Rate this post

Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia vào những hoạt động pháp lý khác ngoài chính trị, kinh tế và xã hội,.. Vậy tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân là như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân

Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia vào những hoạt động pháp lý khác ngoài chính trị, kinh tế, xã hội,… Bao gồm các pháp nhân Việt Nam và các pháp nhân nước ngoài.

Để được công nhận là một tư cách pháp nhân, tổ chức hoặc nhóm người phải có khả năng tồn tại hoạt động độc lập, cũng như có trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Một tổ chức có tư cách pháp luật có những dấu hiệu như:

  • Độc lập trong việc tồn tại;
  • Sở hữu tài sản riêng và không phụ thuộc vào tài sản của các thành viên khác;
  • Quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản;
  • Thực hiện các hoạt động pháp lý nhân danh mình;
  • Quyền làm nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa án, và trách nhiệm độc lập về tài sản.

Tư cách pháp nhân được nhà nước trao cho tổ chức hoặc nhóm người để thực hiện các quyền, nghĩa vụ một cách độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Không có tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân là một tổ chức hoặc nhóm người không được công nhận là một thực thể pháp lý độc lập và không thể tham gia các hoạt động pháp lý như một pháp nhân. Vì thế, các tổ chức hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân thường sẽ

  • Gặp khó khăn trong việc kinh doanh, quản lý tài sản và tổ chức các hoạt động khác;
  • Bị giới hạn về quyền lợi, trách nhiệm pháp lý;
  • Hoạt động thường xuyên dưới sự điều chỉnh của một tổ chức hoặc nhóm người khác có tư cách pháp nhân.

Tiếp theo là những điều kiện để được coi là tổ chức có tư cách pháp nhân.

2. Những điều kiện để trở thành pháp nhân

Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật

Theo Khoản 1 điều 82 của Bộ luật dân sự 2015, một pháp nhân có thể được thành lập dựa trên:

  • Sáng kiến của các nhân hoặc pháp nhân
  • Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp có thể được thành lập theo quyết định của Sở Du lịch Văn hóa và Thể thao.

Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định

Một pháp nhân cần có:

  • Cơ cấu tổ chức rõ ràng;
  • Cơ quan quản lý điều hành;
  • Điều lệ hoạt động rõ ràng;
  • Tên riêng;
  • Người đại diện được ủy quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện giao dịch;
  • Con dấu riêng để người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

Quyền và nhiệm vụ của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ hoặc các quyết định thành lập của pháp nhân.

Điều lệ này được thống nhất thông qua bởi các sáng lập viên hoặc đại diện hội thành viên xây dựng. Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ phải được cơ quan đó chuẩn y.

Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Tài sản của pháp nhân được công nhận là thuộc quyền sở hữu của pháp nhân và pháp nhân có toàn quyền kiểm soát và sử dụng chúng. Điểm khác biệt lớn giữa pháp nhân và thể nhân (cá nhân):

  • Tài sản của pháp nhân tách biệt hoàn toàn với tài sản của các cá nhân thành viên

-> Các thành viên chỉ có trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào tổ chức.

Ví dụ sau sẽ làm rõ sự khác biệt giữa trách nhiệm tài sản của người chủ trong tổ chức có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân:

Để mở một quán đồ ăn, người A có hai lựa chọn:

  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân (không có tư cách pháp nhân): Khi quán ăn có gặp khó khăn về tài chính, các khoản nợ sẽ được trích từ tài sản cá nhân của A. A phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ đó
  • Thành lập một công ty TNHH 2 thành viên trở lên (có tư cách pháp nhân): khoản nợ đó sẽ được trích từ tài sản của công ty, không ảnh hưởng đến tài sản riêng của A. A chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhằm bảo vệ tài sản và tránh rủi ro trong kinh doanh.

Tổ chức phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Để tham gia các quan hệ pháp luật, tổ chức cần được:

  • Công nhận có tư cách pháp nhân;
  • Có thể ủy quyền người đại diện để thực hiện các giao dịch dân sự.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động pháp lý, tổ chức có thể tham gia với tư cách:

  • Nguyên đơn;
  • Bị đơn;
  • Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tòa án, trọng tài và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Vậy nên, nếu tổ chức không đáp ứng được ít nhất 4 tiêu chí trên thì sẽ không được công nhận là có tư cách pháp nhân.

3. Quy định về pháp nhân

Một số những quy định quan trọng về pháp nhân cần được làm rõ:

  • Quốc tịch
  • Tài sản
  • Thành lập, đăng ký
  • Chi nhánh
  • Đại diện

Quốc tịch pháp nhân

Quốc tịch của pháp nhân có thể là Việt Nam hoặc nước ngoài. Các pháp nhân được thành lập dựa trên pháp luật Việt Nam gọi là pháp nhân Việt Nam.

Tài sản của pháp nhân

Tài sản của pháp nhân bao gồm:

  • Số vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên và thành viên;
  • Các tài sản khác của pháp nhân sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc các luật liên quan khác.

Thành lập, đăng ký pháp nhân

Việc thành lập một pháp nhân có thể dựa theo:

  • Đề xuất cá nhân hoặc pháp nhân;
  • Quyết định của nhà nước có thẩm quyền.

Quá trình đăng ký pháp nhân (cần được công bố rộng rãi) bao gồm:

  • Các bước đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi;
  • Các đăng ký khách tuân theo quy định của pháp luật.

Đại diện pháp nhân

Đại diện pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Hai đại diện này đều phải tuân thủ

  • Các quy định về đại diện được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Các luật chuyên ngành khác như Luật Doanh nghiệp,..

Chi nhánh, văn phòng đại diện pháp nhân

Chi nhánh và văn phòng đại diện là các đơn vị thuộc pháp nhân và không có tư cách pháp nhân. Trách nhiệm của hai đơn vị này:

  • Chi nhánh là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân;
  • Văn phòng đại diện sẽ đại diện cho pháp nhân trong phạm vi được giao và bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

Việc thành lập và chấm dứt chi nhánh và văn phòng đại diện phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và được công khai.

Trong phạm vi, thời hạn được ủy quyền, người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện phải thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân dự phát sinh từ các giao dịch do chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thực hiện và được xác lập theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi mong rằng với bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ được vấn đề: Tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân là gì? Nếu còn có thắc mắc chưa rõ hoặc có nhu cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ DignityLaw. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi

Leave A Reply

Your email address will not be published.