TRỌNG TÀI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

0
Rate this post

Trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp mà liên quan đến các bên tranh chấp cùng với sự tham gia của một hoặc nhiều trọng tài. Nó là một phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản. Các bên tranh chấp đồng ý đưa vấn đề của họ đến một bên thứ ba để giải quyết. Họ tin tưởng vào quyết định của bên thứ ba đó.

1. Trọng tài (arbitration) là gì?

trong-tai-la-gi

Trọng tài (Arbitration), cụ thể là trọng tài thương mại (Commercial Arbitration) là một phương thức giải quyết tranh chấp. Nó là lựa chọn trong các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Các bên tham gia thỏa thuận sử dụng nó thay cho hình thức giải quyết tranh chấp truyền thống qua tòa án. Arbitration trong hợp đồng thường được đề cập đến qua thuật ngữ “Arbitration clause” hay “Điều khoản trọng tài“. Nó là một điều khoản quan trọng được sử dụng trong hợp đồng, yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục trọng tài.

Trong quá trình trọng tài, các bên tranh chấp đưa vụ việc của mình đến một chủ thể, được gọi là “trọng tài viên” để giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét tình tiếtlập luận của mỗi bên, sau đó đưa ra quyết định. Quyết định của trọng tài viên mang tính chất chung thẩmràng buộc các bên. Sự chung thẩm và ràng buộc này được đảm bảo do các bên đã tự thỏa thuận và không bị áp đặt bởi các cơ quan nhà nước.

Thông qua điều khoản trọng tài, các bên có thể thỏa thuận về phạm vi tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, việc xác định phạm vi này cần tuân theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm của trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm:

  • Thủ tục đơn giản và linh hoạt theo thỏa thuận giữa các bên;
  • Giải quyết tranh chấp nhanh chóng;
  • Giúp doanh nghiệp bảo vệ thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Trọng tài được coi là phương pháp hiệu quả. Quyết định có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên tranh chấp mà không cần tới tòa án. Bởi lẽ pháp luật về trọng tài quốc gia và các hiệp định quốc tế như Công ước New York đã công nhận rộng rãi việc thi hành các quyết định trọng tài nếu bên thua kiện không tuân thủ tự nguyện.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài

Phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài thương mại bao gồm hoạt động của trọng tài viên như một bên thứ ba độc lập nhằm đưa ra phán quyết trọng tài. Phán quyết chấm dứt xung đột và buộc các bên phải tuân thủ và thực hiện quyết định đó.

Theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010, phạm vi giải quyết tranh chấp bao gồm:

  • Các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp giữa các bên có ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Các tranh chấp khác mà pháp luật qui định có thể giải quyết bằng trọng tài.

Lưu ý:

Những trường hợp sau, tòa án có thể xem xét và đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài:

  • Các bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng tranh chấp đó không thuộc phạm vi có thể giải quyết bằng trọng tài
  • Trọng tài đã phán quyết ngoài phạm vi thẩm quyền hoặc mâu thuẫn với chính sách công; các nguyên tắc pháp lý cơ bản của quốc gia, luật pháp; qui định trọng tài của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

3. Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

dieu-kien-de-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-trong-tai

Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, tùy thuộc vào từng trường hợp. Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Nó có thể được thể hiện dưới các hình thức như sau:

  • Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin giữa các bên.
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
  • Trong giao dịch của các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng cứ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.
  • Qua trao đổi về đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận của một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Lưu ý:

Những trường hợp sau đây sẽ làm thỏa thuận trọng tài trở nên vô hiệu:

  • Thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại 2010.
  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Người xác lập không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
  • Hình thức của thỏa thuận không phù hợp với các quy định được nêu ở trên.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

4. Vai trò của trọng tài thương mại

Phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài được thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại. Nó dựa trên sự thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tranh chấp, tùy thuộc vào sự lụa chọn của các bên, có thể được tiến hành bởi:

  • Hội đồng Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài cụ thể;
  • Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập

Trọng tài mang đến những lợi ích so với các phương pháp khác như tòa án, hòa giải, thương lượng:

  • Một cơ chế linh hoạt, nhanh chóng và thuận tiện cho các bên;
  • Đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
  • Đảm bảo bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Tạo điều kiện cho việc duy trì mối quan hệ giữa các bên;
  • Đảm bảo tính trung lập trong việc giải quyết tranh chấp. Các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và thực hiện ở quốc tế;
  • Tính chuyên môn cao;
  • Vì trọng tài không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên là lựa chọn phù hợp để giải quyết tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
Leave A Reply

Your email address will not be published.