Mục lục bài viết
Vốn xã hội được coi là nguồn lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó mang lại lợi ích cho các bên tham gia và là nguồn lực vốn quan trọng trong phát triển du lịch. Vậy vốn xã hội là gì? Vốn xã hội bao gồm những gì và ví dụ cụ thể?
1. Vốn xã hội là gì?
Có nhiều khái niệm khác nhau về vốn xã hội, nhưng chưa có sự thống nhất về định nghĩa. Tuy nhiên, các khái niệm này có điểm chung là nhận thức về vai trò của vốn xã hội.
Từ những khái niệm khác nhau, ta có thể hiểu vốn xã hội là nguồn lực tạo liên kết giữa cá nhân và tổ chức. Nó tạo ra giá trị về sự chia sẻ và hiểu biết trong xã hội. Vốn xã hội tạo điều kiện cho sự gắn kết, tin tưởng và hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức để giải quyết các công việc chung và tạo mối liên hệ mật thiết.
Vốn xã hội được hình thành thông qua sự phát triển các mối quan hệ xã hội và sự liên hệ giữa cá nhân và tổ chức. Nó được sử dụng để tìm kiếm và trao đổi lợi ích giữa các bên. Vốn xã hội là nền tảng cho sự gắn kết giữa cá nhân và tổ chức, tạo thuận lợi cho hợp tác và phát triển trao đổi. Nó mang lại lợi ích kinh tế và phi kinh tế và có thể được đo lường bằng các yếu tố vật chất và phi vật chất.
2. Vốn xã hội bao gồm những gì?
Vốn xã hội bao gồm hai khía cạnh: cấu trúc và tri nhận. Khía cạnh cấu trúc thể hiện mạng lưới các mối quan hệ xã hội và kết nối con người thông qua gia đình, trường học, khu phố, nơi làm việc, tổ chức và thể chế xã hội. Nó là khía cạnh khách quan và có thể quan sát thông qua hành động và tương tác xã hội.
Trái ngược với khía cạnh cấu trúc, khía cạnh tri nhận của vốn xã hội là chủ quan và vô hình hơn. Nó bao gồm quy định xã hội, giáo dục, thông tin tiềm năng, nghĩa vụ, kỳ vọng và lòng tin trong mạng lưới quan hệ xã hội. Trong khía cạnh tri nhận, lòng tin con người được coi là yếu tố quan trọng nhất, vì mối quan hệ xã hội dựa trên khả năng tự nguyện và chủ động của con người. Điều này đặt nền tảng cho sự hợp tác tự nguyện, và chuẩn mực xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự tự nguyện này.
3. Ví dụ về vốn xã hội
Vốn xã hội là tiền đề tạo ra các giá trị chung mang tính nhân văn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của các cá nhân trong xã hội như:
- Sự tin tưởng
- Lòng trung thành
- Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội
Dưới đây là một vài ví dụ về vốn xã hội trong cuộc sống:
- Sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa thành viên trong gia đình, cộng đồng, tập thể sẽ giúp mọi người đều đạt được mục và thành công trong công việc, học tập, cuộc sống.
- Tinh thần đồng đội và sự gắn bó trong công việc sẽ giúp công ty trở nên vững mạnh, phát triển hơn. Từ đó, mọi người trong công ty cũng sẽ có cơ hội thăng tiến.
- Tham gia hoạt động tình nguyện để giúp đỡ và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Vốn xã hội là nguồi tài nguyên vô hình. Nó giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức chung của xã hội. Từ đó, khuyến khích mọi người trở nên đoàn kết, có trách nhiệm đối với xã hội hơn.
4. Vai trò của vốn xã hội
4.1. Là nguồn lựa quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Để tạo bước đệm cho sự phát triển du lịch cộng đồng thì cần phải phát triển du lịch bền vững. Sự đóng góp của cộng đồng trong hoạt động du lịch là phương hướng, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, cần phải có nhiều nguồn lực như vốn tài nguyên, vốn tài chính, vốn con người, vốn thể chế, vốn văn hóa và vốn xã hội.
Vốn xã hội là nguồn lực quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng. Nó giúp cho người dân có thể trực tiếp
- Quản lý tài nguyên,
- Bảo vệ môi trường,
- Nâng cao năng lực, nhận thức,
- Tăng cường sự tham gia vào hoạt động du lịch.
Qua đó, cộng đồng dân cư có thể:
- Nâng cao đời sống.
- Bảo tồn các giá trị tự nhiên của cộng đồng dân cư.
- Phát triển văn hóa – kinh tế – xã hội tại địa phương.
Nghiên cứu vốn xã hội là tiền đề tích cực cho sự phát triển của du lịch cộng đồng. Theo một số nghiên cứu, tiếp cận nguồn lực vốn xã hội góp phần đạt thành công và phát triển bền vững, nhanh chóng.
Mối quan hệ và cộng tác giữa các bên liên quan trong du lịch cộng đồng cũng được tăng cường thông qua việc cải thiện vốn xã hội trong cộng đồng, góp phần vào sự phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bền vững.
4.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế
Phát triển vốn xã hội góp phần tăng sự tin tưởng của các cá nhân trong xã hội trong các vấn đề:
- Xây dựng một môi trường xã hội tích cực, góp phần hòa giải các mâu thuẫn xã hội
- Cân bằng các lợi ích xã hội
- Cải thiện các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp
Về mặt tổng thể, vốn xã hội góp phần thúc đẩy sự hình thành của:
- Một trật tự xã hội nghiêm chỉnh
- Một đời sống xã hội tốt đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc
Ở Việt Nam, vốn xã hội đã và đang thúc đẩy sự phát triển của kinh tế qua một số hoạt động như:
- Thúc đẩy tích lũy vốn
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
- Đẩy nhanh sáng tạo kỹ thuật trong đời sống.
Trên đây là những thông tin về vốn xã hội. Nếu bạn có vướng mắc về vấn đề trên hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Dignity Law để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.