Mục lục bài viết
Chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất ruộng có phải đóng thuế không? Cùng DignityLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đất nông nghiệp là gì?
Theo Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng để trồng cây, chăn nuôi, nuôi cá và các hoạt động nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp là một loại đất đặc biệt được công nhận và bảo vệ để phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các đặc điểm chính của đất nông nghiệp gồm:
- Mục đích sử dụng: Dùng để sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động liên quan.
- Hạn chế sử dụng: Đất nông nghiệp không được sử dụng cho mục đích khác ngoại trừ trường hợp được phép theo quy định pháp luật.
- Bảo vệ và quản lý: Loại đất này được coi là tài sản quốc gia và được bảo vệ và quản lý bởi nhà nước. Quyền sử dụng, chuyển nhượng và thế chấp đất nông nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
- Đăng ký và công nhận: Phải được đăng ký và công nhận theo quy định của pháp luật để xác định quyền sử dụng và chủ thể sở hữu.
- Quản lý sử dụng: Các hoạt động sử dụng đất nông nghiệp phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất đai và phát triển nông thôn. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam và là nguồn tài nguyên quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản.
>> Xem thêm: Tư vấn về luật đất đai
2. Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp
2.1 Điều kiện
Căn cứ điều 118 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:
- Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
Tuy nhiên có một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng:
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng. Hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Hoặc trường hợp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
2.2 Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp
Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai:
- Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Ủy ban cấp xã nơi có đất (nếu có nhu cầu)
Bước 2:
Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trong thời hạn không quá 10 ngày. Và không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khan.
Bước 3: Cá nhân, hộ gia đình nộp tiền thuế, lệ phí
Bước 4: Trả kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3. Quy định về đóng thuể khi chuyển nhượng đất nông nghiệp?
3.1 Lý do phải đóng thuế
Khi chuyển nhượng đất nông nghiệp, cá nhân và tổ chức phải đóng thuế do đây là hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản và thu nhập. Đây được coi là giao dịch bất động sản và thuộc phạm vi quản lý thuế. Việc đóng thuế này có những lý do quan trọng như sau:
- Đất nông nghiệp là tài nguyên quốc gia và việc chuyển nhượng đất này liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên này.
- Thuế chuyển nhượng đóng vai trò quan trọng . Đặc biệt trong ngân sách nhà nước, được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế và xã hội khác.
- Đóng thuế này có thể giúp cân bằng thị trường bất động sản. Thêm đó ngăn chặn việc mua bán đất giá rẻ một cách không hợp pháp để thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Có thể được sử dụng như một biện pháp điều chỉnh để sử dụng đất và hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác không phù hợp với quy hoạch và phát triển nông thôn.
3.2 Quy định mức đóng thuế
Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập của các cá nhân phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức
Theo quy định, khi chuyển nhượng đất nông nghiệp, cá nhân và tổ chức phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 92/2015/TT-BTC là:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = giá chuyển nhượng x 2%.
3.3 Các trường hợp khác
Trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Nếu không có tài liệu hợp pháp, nghĩa vụ thuế của từng người được xác định theo tỷ lệ bình quân.
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân được miễn thuế, nhưng chỉ áp dụng cho đất ở. Do đó, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bắt buộc phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, nếu chuyển nhượng xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì được miễn thuế. Ngoài thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng đất nông nghiệp còn cần nộp các loại phí khác. VÍ dụ như lệ phí trước bạ; phí thẩm định hồ sơ …
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: Có phải đóng thuế khi chuyển nhượng đất nông nghiệp? của Dignitylaw. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác; quý khách hàng vui lòng liên hệ với Dignitylaw để được giải đáp.