Thủ tục và chi phí xin cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng?

0
Rate this post

Câu hỏi về cấp lại sổ đỏ bị hư hỏng hiện nay có rất nhiều hộ gia đình thắc mắc. Hãy cùng DignityLaw tìm hiểu về vấn đề này

1. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của gia đình bị hư hỏng, bạn có thể làm thủ tục cấp lại sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có một số trường hợp cho phép cấp đổi Giấy chứng nhận, bao gồm:

a) Người sử dụng đất muốn đổi sổ đỏ sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

b) Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

c) Khi có nhu cầu dồn điền, đổi thửa, đo đạc và xác định lại diện tích, kích thước của thửa đất.

d) Trường hợp sổ đỏ chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng mà cần ghi cả họ và tên cả vợ và chồng khi quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng.

2. Hồ sơ thủ tục cấp đổi sổ đỏ

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận (theo mẫu số 10/ĐK).
  • Bản gốc sổ đỏ đã cấp.
  • Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nếu áp dụng).
  • Hồ sơ địa chính (theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục cấp đổi sổ đỏ là Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận. Trường hợp bạn muốn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất sẽ tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. Thời gian giải quyết trong trường hợp này không quá 10 ngày làm việc (theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

>> Xem thêm: Phân lô, bán nền và những quy định mới

3. Lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn phí và lệ phí thì lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

– Mức tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

– Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp đổi Giấy chứng nhận.

Trường hợp miễn lệ phí:

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

Như vậy, tùy thuộc vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn mà bạn sẽ phải nộp lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận theo các mức khác nhau được quy định trong Thông tư 02/2014/TT-BTC nhưng tối đa vẫn không quá 50.000 đồng/lần cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Dignitylaw. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khácquý khách hàng vui lòng liên hệ với Dignitylaw để được giải đáp.

Leave A Reply

Your email address will not be published.