Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

0
Rate this post

Hòa giải là một biện pháp được khuyến nghị trong giải quyết các vụ án dân sự. Vậy hòa giải trong tố tụng dân sự là gì? Mức độ như thế nào thì có thể hòa giải được? Trong trường hợp không hòa giải được thì giải quyết như thế nào? Cùng Dignity Law tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hòa giải là gì?

Hòa giải là gì

Hòa giải là quá trình giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp hoặc xung đột giữa các bên thông qua sự trung gian của một bên thứ ba trung lập. Mục tiêu chính là tạo ra thỏa thuận, giải pháp mà các bên có thể chấp nhận và đồng tình. Nhằm giải quyết vấn đề hòa bình, hiệu quả và không gây tổn thất lớn về thời gian, tài chính.

Quá trình hòa giải thường bắt đầu khi các bên thỏa thuận tham gia vào cuộc họp hoặc phiên hòa giải với người trung gian. Người trung gian còn được gọi là “hòa giải viên”. Họ có nhiệm vụ tạo điều kiện cho trao đổi thông tin, quan điểm và yêu cầu của các bên. Đồng thời hỗ trợ trong việc tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho tình huống.

Trong tố tụng dân sự, hòa giải được thực hiện để tránh việc đưa vụ kiện ra tòa án và giúp các bên tìm ra giải pháp mà họ đều hài lòng. Và nó có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tinh thần, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, duy trì quan hệ tốt giữa các bên, và giúp tạo ra các giải pháp linh hoạt và tùy chỉnh cho từng tình huống cụ thể.

2. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc hòa giải được quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Như vậy, hòa giải sẽ được Tòa án tiến hành trước khi xảy ra xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có thể hòa giải được theo luật định. Điều này giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án. Nó được xem là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất. 

3. Phạm vi hòa giải 

Phạm vi hòa giải

Phạm vi hòa giải trong tố tụng dân sự là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết Tòa án. Điều này được quy định tại các Điều 26 (những tranh chấp dân sự), Điều 28 (những tranh chấp về Hôn nhân gia đình), Điều 30 (những tranh chấp về kinh doanh, thương mại), Điều 32 (những tranh chấp về lao động) của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Hòa giải được tiến hành với hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp sau đây:

  • Những vụ án dân sự không được hòa giải
  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Người gây thiệt hại sẽ không có quyền được thương lượng với Nhà nước về mức bồi thường hay cách thức bồi thường như thế nào. Mà họ bắt buộc phải bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định của Nhà nước. 
  • Vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. 
  • Những vụ án không tiến hành hòa giải được:
  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng. 
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giả

4. Thành phần tham gia hòa giải

Thành phần tham gia hòa giải trong tố tụng dân sự

Thành phần tham gia hòa giải được quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

  • Thẩm phán chủ trì phiên họp;
  • Thư ký tòa ghi biên bản cuộc họp;
  • Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự; 
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, 
  • Người phiên dịch (nếu có). 
  • Ngoài ra, còn có chủ thể liên quan đến lĩnh vực Lao động, Hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án dựa trên kết quả hòa giải

5.1 Trường hợp hòa giải thành

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Trong vụ án có nhiều đương sự mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

5.2 Trường hợp hòa giải không thành

Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định này và quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung theo quy định tại Điều 220 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc hòa giải trong luật tố tụng Dân sự. Theo dõi Dignity Law để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích hơn.

Tham khảo thêm: Tài Khoản Định Danh Điện Tử Có Thay Thế Cho CCCD, Bằng Lái Xe Được Không?

Leave A Reply

Your email address will not be published.