Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như thế nào?

0
Rate this post

Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề nhức nhối trong pháp luật hiện nay. Tình trạng tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ được giải quyết như thế nào? Cùng Dignity Law giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tranh chấp đất đai đã có số đỏ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa người đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các chủ thể khác. Khi tranh chấp đất đai xảy ra, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem là chứng cứ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

Một số trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ phổ biến hiện nay như:

  • Tranh chấp ranh giới đất liền kề
  • Tranh chấp lối đi chung
  • Tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ bị trùng diện tích
  • Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ:
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
  • Tranh chấp đất đã có sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng

2. Các loại tranh chấp đất đai

Các loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

Tranh chấp đòi lại đất

Đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp.

Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giải quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Bên cạnh đó, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất. Đây là dạng tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.

3. Cách giải quyết  tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
  • Nhà nước khuyến khích các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tự thương lượng hòa giải với nhau. Các bên chủ thể tham gia có quyền và nghĩa vụ ngang vụ trong buổi hòa giải.
  • Khi các bên chủ thể tranh chấp không thể hòa giải thì có thể hòa giải thông qua hòa giải viên hoặc UBND xã, phường, thị trấn. Kết quả của buổi hòa giải là một trong những điều kiện khi khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp khi đã đàm phán, hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không đạt được kết quả các bên tranh chấp có thể tiến hành giải quyết bằng việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tham khảo thêm: Quy Định Và Thủ Tục Về Luật Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Đối Với Yêu Cầu UBND Cấp Có Thẩm Quyền Giải Quyết:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải.

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để tiến hành tổ chức hòa giải.

Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

Bước 4: Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia giữa các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã hòa giải thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với những ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trên đây là cách giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích. Theo dõi Dignity Law để khám phá thêm nhiều bài viết hữu ích.

Tham khảo thêm: Xử Lý Tranh Chấp Đất Đai Và Những Điều Cần Biết

Lưu Ý Đặt Cọc Mua Nhà Khi Đang Cầm Sổ Ngân Hàng

Leave A Reply

Your email address will not be published.