Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?

0
Rate this post

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Các tranh chấp này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp phổ biến nhất. Cùng Dignity Law tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Theo khoản 24 điều 3, Luật đất đai 2013

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp thuộc phạm vi của tranh chấp đất đai. Bản chất của tranh chấp này là việc chưa xác định được ai là người chính thức được sử dụng quyền sử dụng đất đó tại một địa điểm nhất định.

2. Các loại tranh chấp quyền sử dụng đất?

2.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng;
  • Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác;
  • Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác

2.2 Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp. Thông thường có các loại tranh chấp sau:

  • Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ;
  • Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Tham khảo thêm:

 Xử lý tranh chấp đất đai và những điều cần biết

Lưu Ý Đặt Cọc Mua Nhà Khi Đang Cầm Sổ Ngân Hàng

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai. Theo Điều 203, Luật đất đai 2013 quy định:

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân:

Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp về QSDĐ mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS.

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND: 

Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, điều 203 Luật đất đai.

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

– Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

– Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.

Qua bài viết hy vọng đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích. Theo dõi Dignity Law để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.

Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Về Quá Trình Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

Leave A Reply

Your email address will not be published.