Mục lục bài viết
Với việc được ưu đãi thuế việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ được nhiều người quan tâm đến. Vậy cần chuẩn bị những gì để thành lập loại hình doanh nghiệp này? Cùng Dignity Law tìm hiểu những vấn đề trên thông qua bài viết này nhé.
1. Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì
Theo Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình, doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
2.1. Ai là người được phép thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ?
Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ;
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2.2. Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ đặt tên thế nào?
Trong việc đặt tên cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sự cẩn trọng và sáng tạo là yếu tố quan trọng nhằm tạo ra sự độc đáo và thu hút. Có nhiều cách để đặt tên, từ việc sử dụng tên ngành nghề, địa danh đến tên của chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, điều quan trọng là tên của doanh nghiệp phải phản ánh được bản chất và lĩnh vực hoạt động của nó. Tuy nhiên, tên của doanh nghiệp nên chứa cụm từ “ khoa học công nghệ” để dễ phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.
Đồng thời, khi đặt tên, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp để đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ pháp luật tại Điều 37, 38, 39 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
2.3. Các ngành nghề kinh doanh khoa học công nghệ
Các mã ngành nghề dành cho doanh nghiệp khoa học công nghệ được quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Tùy theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký các mã ngành nghề sau:
- 7211: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
- 7212: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
- 7213: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược
- 7214: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp
- 7221: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội
- 7222: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn
2.4. Vốn điều lệ cần có khi thành lập khoa học công nghệ
Hiện tại pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa điều này mở ra điều kiện kinh doanh linh hoạt và đa dạng cho các doanh nghiệp. Việc này cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh vốn điều lệ theo nhu cầu và quy mô hoạt động của mình một cách linh hoạt và phù hợp nhất.
Trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định/vốn ký quỹ, việc đảm bảo mức vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định là bước cần thiết và bảo đảm tính ổn định trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp cũng phụ thuộc vào khả năng tài chính và mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp.
Sự linh hoạt trong việc đặt mức vốn điều lệ không chỉ thúc đẩy sự đa dạng hóa mô hình kinh doanh mà còn giúp tạo điều kiện cho sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này càng khẳng định rằng sự đổi mới và sáng tạo không chỉ xuất phát từ sản phẩm và công nghệ mà còn từ cách tổ chức và quản lý vốn.
3. Thủ tục thành lập công ty khoa học công nghệ
3.1. Hồ sơ thành lập công ty khoa học công nghệ
Cần phải chuẩn bị những hồ sơ thành lập công ty khoa học công nghệ bao gồm những loại giấy tờ sau:
Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Các văn bản xác nhận, công nhận kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc mang theo bản chính để đối chiếu. Theo đó, các văn bằng có thể thuộc một trong các loại sau:
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
- Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
- Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
- Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
- Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ (Mẫu số 02 theo phụ lục ban hành của Nghị định 13/2019/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3.2. Các bước, trình tự nộp hồ sơ thành lập công ty khoa học công nghệ
Bước 1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 3. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở KHĐT
Bước 4. Nhận kết quả tại Sở KHĐT
Thông qua bài viết “Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ và những điều cần biết” Dignity Law hy vọng đang cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn luật doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi!