Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất

0
5/5 - (2 bình chọn)

Thủ tục thành lập doanh nghiệp được xem là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kinh doanh. Đây không chỉ là quá trình để đặt nền móng cho doanh nghiệp, mà còn là cơ sở vững chắc cho sự phát triển và mở rộng sau này, cũng như thủ tục cần thiết trong quá trình sáp nhập công ty. Cùng Dignity Law tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

1. Thành lập doanh nghiệp là gì? 

Thành lập doanh nghiệp là quá trình tạo ra một tổ chức kinh doanh mới hoặc một đơn vị kinh doanh mới, với mục đích chính là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm việc lập kế hoạch kinh doanh, đăng ký các giấy tờ pháp lý, và bắt đầu hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. 

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện bởi một cá nhân, một nhóm người, hoặc một tổ chức. Quá trình này thường liên quan đến việc xác định loại hình doanh nghiệp, cấu trúc vốn, và quản lý các vấn đề pháp lý, thuế, và tài chính khác

2. Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng ký kinh doanh 

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp TNHH, công ty cổ phần hoặc bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng được thực hiện thông qua hai phương pháp chính: nộp hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp  trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng. Tại thời điểm hiện tại, ở các địa phương như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, việc nộp hồ sơ thành lập công ty chỉ có thể thực hiện qua hình thức nộp trực tuyến qua mạng, điều này giúp tối ưu hóa quá trình thủ tục và tiết kiệm thời gian cho các bên liên quan.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần có: 

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).
Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng ký kinh doanh 

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 

3.1 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục thành lập công ty

Quá trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia hoặc trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên, tại nhiều tỉnh thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Quảng Ninh… thường chỉ chấp nhận nộp hồ sơ qua mạng. Do đó, để tránh lãng phí thời gian, việc xác nhận phương thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương nơi doanh nghiệp dự định thành lập là điều cần thiết.

3.2. Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp online

  • Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;
  • Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

3.3. Thời gian tiếp nhận và giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý và gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc.

Trong trường hợp hồ sơ được xác nhận là hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, nếu hồ sơ của doanh nghiệp không đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo về các điểm cần chỉnh sửa hoặc bổ sung từ Sở KH&ĐT. Sau đó, bạn sẽ tiến hành chỉnh sửa và bổ sung theo hướng dẫn trong thông báo phản hồi và nộp lại hồ sơ theo quy trình 5 bước như đã nêu trên.

Thời gian tiếp nhận và giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp 

4. Những điều kiện cần chú ý khi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp

4.1. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp 

Trước khi bắt đầu quy trình thành lập doanh nghiệp, việc xác định loại hình công ty hoặc doanh nghiệp là bước quan trọng đầu tiên. Hiện nay tại Việt Nam, có năm loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất:

  • Công ty Cổ phần (Cty CP): Loại hình này thường được lựa chọn bởi các doanh nghiệp lớn với vốn góp từ nhiều cổ đông khác nhau. Cổ đông chịu trách nhiệm với số vốn góp vào công ty.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên (Cty TNHH 1TV): Đây là một loại hình công ty đơn giản, chỉ cần một cá nhân hoặc tổ chức làm một thành viên duy nhất. Các thành viên chịu trách nhiệm với công ty theo số vốn góp vào.
  • Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (Cty TNHH 2TV trở lên): Công ty TNHH này yêu cầu ít nhất hai thành viên và không giới hạn số lượng thành viên. Mỗi thành viên có thể góp vốn hoặc lao động vào công ty.
  • Doanh nghiệp Tư nhân: Loại hình này được sử dụng bởi các doanh nhân độc lập hoặc những người muốn điều hành doanh nghiệp một cách độc lập. Chủ sở hữu cá nhân chịu trách nhiệm tài chính và pháp lý với toàn bộ công ty.
  • Công ty Hợp danh: Loại hình này yêu cầu ít nhất hai cá nhân hoặc tổ chức cùng hợp tác trong một hoạt động kinh doanh chung. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm với công ty theo phần vốn góp vào hoặc theo hợp đồng.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp 

4.2. Lựa chọn tên doanh nghiệp 

Trong quy trình thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đặc biệt cần quan tâm tới việc lựa chọn tên doanh nghiệp sao cho phù hợp, đúng với quy định của Pháp luật.

  • Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng
  • Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. 
  • Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký.
  • Theo Nghị định 01/2021, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.

4.3. Trụ sở doanh nghiệp 

Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty. Ví dụ điển hình nhưng những tòa nhà, tòa văn phòng lớn.

Trong quá trình đăng ký thành lập công ty, việc chọn địa chỉ trụ sở kinh doanh là một bước quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn định đăng ký địa chỉ trụ sở tại một tòa nhà chung cư hoặc căn hộ, quy trình này có thể trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Để sử dụng một căn hộ chung cư hoặc căn hộ làm địa chỉ trụ sở kinh doanh, bạn cần phải có các giấy tờ chứng minh rằng căn hộ đó được phép sử dụng cho mục đích kinh doanh, bao gồm giấy tờ chứng minh rằng phần diện tích sử dụng làm văn phòng và hợp đồng thuê văn phòng ký trực tiếp với chủ đầu tư.

4.4. Đại diện pháp lý 

Người đại diện theo pháp luật của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và đại diện cho doanh nghiệp trong các giao dịch pháp lý. Thông thường, người đại diện này là người có trách nhiệm điều hành và quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Chính vì vai trò quan trọng này, người đại diện theo pháp luật thường được trao các chức danh như giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, việc giữ một chức danh cụ thể tại công ty không bắt buộc đối với người đại diện theo pháp luật.

Thông qua bài viết “Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất” Dignity Law hy vọng đang cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn luật doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Leave A Reply

Your email address will not be published.