Điều kiện để thành lập công ty xuất khẩu lao động bạn nên biết

0
Rate this post

Ngày nay xuất khẩu lao động đã trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ, kéo theo sự gia tăng các công ty mô giới việc làm quốc tế. Vậy thành lập công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng những điều kiện gì? Cùng Dignity Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

1. Công ty xuất khẩu lao động là gì?

Công ty xuất khẩu lao động là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới, tuyển dụng và cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc cá nhân ở nước ngoài. Chức năng chính của công ty này là tìm kiếm và chọn lựa lao động phù hợp với yêu cầu của các công ty hoặc dự án ở nước ngoài, sau đó tổ chức việc xuất khẩu lao động sang các quốc gia đó để làm việc trong thời gian nhất định. Công ty xuất khẩu lao động thường phối hợp với các đối tác tại các quốc gia cần lao động, đảm bảo quy trình tuyển dụng và xuất khẩu diễn ra đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho lao động.

Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động 

2. Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động 

2.1. Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động về người đại diện pháp luật

Theo quy định, chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông và người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động cần tuân thủ một số điều kiện cụ thể. Đầu tiên, họ phải là người Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Thứ hai, họ không được thuộc vào các đối tượng cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, bao gồm cán bộ, viên chức nhà nước, người đang bị tạm giam và các trường hợp tương tự.

Đối với người đại diện theo pháp luật của công ty, họ phải có bằng đại học trở lên và ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Điều này nhấn mạnh về sự chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để điều hành công việc xuất khẩu lao động một cách hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu phức tạp của thị trường lao động quốc tế.

2.2. Điều kiện vốn điều lệ và vốn ký quỹ

Để thành lập và hoạt động, công ty xuất khẩu lao động cần tuân thủ một số điều kiện về vốn điều lệ và vốn ký quỹ như sau:

Vốn điều lệ: Doanh nghiệp cần có vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng và toàn bộ vốn này phải là vốn của Việt Nam.

Vốn ký quỹ: Doanh nghiệp cần thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài hợp pháp tại Việt Nam, với số tiền là 2 tỷ đồng. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và tín dụng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Ký quỹ cho các chi nhánh: Trong trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động theo hợp đồng, doanh nghiệp cần ký thêm quỹ là 500 triệu đồng cho mỗi chi nhánh. 

2.3. Điều kiện về trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở chính công ty xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp: Trụ sở chính cần có hợp đồng thuê hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng hợp pháp và đầy đủ chức năng kinh doanh. 
  • Địa chỉ rõ ràng: Địa chỉ của trụ sở chính cần phải được xác định rõ ràng, bao gồm số nhà, tên đường, phố, phường/xã, quận/huyện. 
  • Vị trí thuận lợi: Trụ sở cần được đặt tại khu vực thuận lợi giao thông, dễ tìm kiếm và tiếp cận, đặc biệt là đối với người lao động. Nó cũng không nên quá xa nơi tiến hành đào tạo và bồi dưỡng lao động trước khi xuất khẩu.
Điều kiện về trụ sở công ty

2.4. Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động về tên doanh nghiệp

Với các yêu cầu quy định về tên công ty xuất khẩu lao động, việc lựa chọn một cái tên phù hợp và độc đáo là rất quan trọng

Tên công ty nên gắn liền với ngành nghề, tức là nên chưa cụm từ “xuất khẩu lao động”;

Cấu trúc tên phải đầy đủ loại hình công ty và tên riêng: Công ty TNHH xuất khẩu lao động_Tên công ty

Phần tên riêng không được trùng, gây nhầm lẫn với các công ty, trung tâm xuất khẩu lao động đã đăng ký và đang hoạt động trên thị trường.

3. Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

3.1. Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu lao động;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu, các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập là cá nhân;
  • Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức 100% vốn Việt Nam;
  • Bản gốc văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức kèm theo bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động

3.2. Quy trình thành lập công ty xuất khẩu lao động

Quy trình thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thường bao gồm ba bước chính như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong hồ sơ này, cần điền đầy đủ thông tin về loại hình công ty, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, và các thông tin liên quan khác.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xem xét tính hợp lệ và pháp lý của hồ sơ.

Trong quá trình này, có thể yêu cầu bổ sung thông tin hoặc giấy tờ cần thiết từ phía doanh nghiệp.

Bước 3: Trả giấy phép đăng ký kinh doanh

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho công ty xuất khẩu lao động.

Giấy phép này sẽ được công ty sử dụng để chứng minh quyền pháp lý và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Thông qua bài viết này Dignity Law hy vọng đang cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn luật doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Leave A Reply

Your email address will not be published.