Vợ hay chồng? Ai được phép ly hôn khi mang thai?

0
5/5 - (1 bình chọn)

Tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam ngày càng tăng mạnh, một trong những trường hợp đặc biệt mà nhiều người thắc mắc là đơn phương ly hôn khi mang thai có được pháp luật chấp nhận hay không? Cùng Dignity Law tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ai là người được phép ly hôn khi đang mang thai? 

Căn cứ khoản 3 điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: 

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chồng không được phép yêu cầu ly hôn khi đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, dù đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, tòa án vẫn thụ lý và giải quyết như bình thường.

Ai là người được phép ly hôn khi đang mang thai? 

2. Việc nuôi con sẽ được thực hiện thế nào khi ly hôn khi mang thai 

Trong trường hợp ly hôn khi mang thai, quyền nuôi con sẽ được xem xét dựa trên lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Thường thì người mẹ sẽ có quyền nuôi con nếu con còn nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi, trừ khi có các yếu tố chứng minh rằng việc để mẹ nuôi không đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.

Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận hoặc do tòa án quyết định nếu không thể thỏa thuận được.

Dù không trực tiếp nuôi con, người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con, trừ khi có lý do chính đáng để tòa án quyết định hạn chế quyền này.

Việc nuôi con sẽ được thực hiện thế nào khi ly hôn khi mang thai 

3. Thủ tục ly hôn khi mang thai?

3.1. Căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn khi mang thai

Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, trong trường hợp người vợ bị bạo hành thường xuyên, người vợ sẽ được yêu cầu đơn phương ly hôn. Vì mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, nhưng nếu mục đích đó không đạt được, mối quan hệ hôn nhân đã trở nên trầm trọng, giữa vợ và chồng tồn tại mâu thuẫn gay gắt, không thể hòa giải, tình cảm lạnh nhạt, không còn yêu thương và quý trọng nhau, thì đời sống chung không thể kéo dài. Những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng quyết định cuối cùng của Tòa án cho chấm dứt quan hệ hôn nhân.

3.2. Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn khi mang thai

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

–  Đơn khởi kiện (đơn ly hôn đơn phương)

–  Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

–  Giấy tờ tùy thân: CCCD, CMND / hộ khẩu / hộ chiếu

–  Giấy khai sinh của các con (bản sao)

–  Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn

–  Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ), Đăng ký xe, Sổ tiết kiệm,… (nếu có tranh chấp liên quan đến tài sản)

Bước 2: Nộp hồ sơ 

  • Tòa án nhân dân cấp huyện:

Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nơi người chồng cư trú hoặc làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình theo thủ tục sơ thẩm. Hoặc, theo điểm b khoản 1 Điều 39, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi người vợ cư trú hoặc làm việc để giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn khi đang mang thai.

Như vậy, hồ sơ có thể được gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của chồng. Nếu có thỏa thuận, có thể lựa chọn Tòa án nơi người vợ cư trú.

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

Theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp hoặc yêu cầu liên quan đến đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn khi mang thai

Bước 3: Nhận thông báo đóng án phí và nộp án phí

Bước 4: Nhận thông báo thụ lý việc dân sự

Bước 5: Tham dự các buổi hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án

Bước 6: Thẩm phán ban hành bản án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương

Theo khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: trong 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án sơ thẩm mà không có kháng cáo thì bản án có hiệu lực và được thi hành.


Thông qua bài viết này Dignity Law hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ về thủ tục ly hôn khi mang thai. Nếu bạn cần tư vấn luật hôn nhân đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Leave A Reply

Your email address will not be published.