Định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp

0
Rate this post

Định giá thương hiệu là quá trình thống kê và ước tính tổng giá trị của một thương hiệu. Mục tiêu của hoạt động này là tìm ra con số tổng của hai tài sản hữu hình và vô hình. Hoạt động này cho phép nhà quản trị đưa ra kế hoạch và chiến lược góp phần trong việc tạo vị thế cho doanh nghiệp trên thương trường. 

Cùng Dignity Law tìm hiểu vấn đề định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp ? 

Hoạt động này giúp các doanh nghiệp xác định giá trị thị trường của thương hiệu để phục vụ cho các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp như: 

  • Xác định giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thương hiệu cho doanh nghiệp khác;
  • Tìm kiếm nhà đầu tư hoặc đối tác kinh doanh mới;
  • Tính giá trị thương hiệu của doanh nghiệp khi cổ phần hoá;
  • Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn kinh doanh bằng tài sản thương hiệu;
  • Tính giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
  • Xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán;

Và nhiều hoạt động khác

Định giá thương hiệu bằng phương pháp nào ?  

Theo Thông tư 06/2014/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 quy định các cách trong thẩm định giá tài sản vô hình, bao gồm: 

Phương pháp so sánh 

Tại điểm 9.1 của nội dung tiêu chuẩn tại thông tư 06/2014/TT-BTC quy định như sau: 

“Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường”. 

Xác định giá trị thương hiệu bằng cách lựa chọn và so sánh với một thương hiệu có tính tương đồng trên thị trường. Phương pháp này giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định giá và vị thế trên thị trường 

Tuy nhiên mỗi thương hiệu sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Trong từng ngành nghề, lĩnh vực các doanh nghiệp khác vẫn có những cách thức riêng để gia tăng giá trị thương hiệu của họ. 

Dựa trên cơ sở chi phí

Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành điều này được quy định theo điểm 10 của nội dung tiêu chuẩn tại thông tư 06/2014/TT-BTC.

Giá trị thương hiệu là tổng hợp từ các chi phí như Marketing, quảng cáo, truyền thông xuyên suốt trong quá trình hoạt động. 

Vì vậy phương pháp này được cho là thiếu tính chính xác bởi không có mối tương quan nào giữa chi phí đầu tư tài chính và giá trị gia tăng của thương hiệu.

Phương pháp dùng giá chênh lệch

Bằng phương pháp này giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung.

Tuy nhiên thương hiệu không phản ánh mức bán giá cao hơn mà nó bảo đảm thu hút được thu hút cao nhất trong tương lai.

Dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Phương pháp này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn chứng khoán 

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá thương hiệu

Thị trường

Thương hiệu ảnh hưởng lớn đến quyết định của người tiêu dùng tuy nhiên đối với mỗi một thị trường đều có sự khác biệt. Thị trường của thương hiệu được chia thành nhiều nhóm khách hàng tương đối đồng nhất với nhau theo những tiêu chuẩn khác nhau.

Mỗi phân khúc và tổng giá trị  của các phân khúc sẽ cấu thành tổng giá trị của thương hiệu sẽ quyết định lên giá trị của thương hiệu

Nhu cầu

Nhu cầu người tiêu dùng giúp xác định mức độ thu hút của thương hiệu, tìm hiểu được nhu cầu người tiêu dùng đối với sản phẩm giúp nhà quản trị tính toán giá trị thương hiệu tốt hơn.

Cạnh tranh

Xác định Lãi suất khấu trừ thương hiệu (lãi suất này phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu) thông qua việc phân tích những thế mạnh và điểm yếu của thương hiệu. 

Để thực hiện hoạt động này, người quản trị kết hợp xem xét các tiêu chuẩn cạnh tranh và tập hợp kết quả đánh giá về thị trường của thương hiệu, mức độ ổn định, xu hướng phát triển, độ phủ thị trường.

Các bước để định giá thương hiệu

Bước 1: Xác định phân khúc thị trường 

Thương hiệu sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố sản phẩm hoặc dịch vụ, kênh phân phối, xu hướng tiêu dùng, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới, mức độ khó tính của khách hàng…

Bước 2: Phân tích tài chính 

Xác định và dự đoán doanh thu, lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình cho từng phân khúc đã xác định trong bước 1

Lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình được tính bằng cách lấy doanh thu từ tài sản vô hình trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi phí sử dụng vốn.

Bước 3: Phân tích nhu cầu 

Đánh giá thương hiệu khi tạo ra sức cầu hàng hóa trong thị trường mà thương hiệu hoạt động sau đó xác định tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập từ thương hiệu. 

Bước 4: Phân hạng cạnh tranh

Nhà quản trị sẽ xác định điểm mạnh điểm yếu của thương hiệu đó rút ra “Chỉ số chiết khấu thương hiệu” phản ánh rủi ro của khoản thu nhập mong đợi trong tương lai

Bước 5 Xác định giá trị của thương hiệu

Giá trị của thương hiệu là hiện giá  của tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, chiết khấu tại mức tỷ suất chiết khấu thương hiệu.

Quá trình tính toán hiện giá bao gồm cả giai đoạn dự báo và giai đoạn sau đó, phản ánh khả năng của thương hiệu trong việc liên tục tạo ra thu nhập trong tương lai.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Dignitylaw. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khácquý khách hàng vui lòng liên hệ với Dignitylaw để được giải đáp.

Leave A Reply

Your email address will not be published.