Xử lý tranh chấp đất đai và những điều cần biết

1
Rate this post

Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong lĩnh vực pháp luật Việt Nam. Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất càng cao dẫn đến xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp. Nó ảnh hưởng đến quyền sử hữu và sử dụng đất đai của cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Bài viết dưới đây cùng Dignity Law tìm hiểu về xử lý tranh chấp đất đai và những điều cần biết để bảo vệ quyền lợi của bạn nhé!

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là gì

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tình huống này xảy ra khi hai hoặc nhiều bên liên quan có tranh cãi, mâu thuẫn hoặc xung đột với nhau về một mảnh đất cụ thể. Sự tranh chấp đó liên quan đến quyền sở hữu, xác định chủ sở hữu, quyền sử dụng hoặc vi phạm của tài sản đất đai. 

Nguyên nhân:

  • Giới hạn đất: thiếu hụt đất cần cho các mục đích sử dụng đất đai khác nhau giữa các bên có lòng ganh đua sở hữu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
  • Đầu tư Bất động sản: Thị trường bất động sản đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư lớn, dẫn đến tranh chấp xảy ra giữa các nhà đầu tư.
  • Pháp lý mơ hồ: Các quy định và luật pháp liên quan đến quyền sở hữu chưa rõ ràng và thiếu minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tranh chấp xảy ra.
  • Lệch lạc trong giấy tờ: Sự thiếu sót, sai sót hoặc gian lận trong giấy tờ quyền sở hữu đất có thể tạo ra cơ sở cho tranh chấp, khi một bên không công nhận quyền sở hữu của bên khác.
  • Thừa kế và di sản: xuất phát từ việc chia tách tài sản gia đình, lỗi phân chia di sản hay tranh cãi về quyền kế thừa khi người chết để lại một mảnh đất cho nhiều người thừa kế.

2. Quyền sở hữu đất đai và các bên liên quan

Trong tranh chấp đất đai có nhiều bên tham gia chính:

  •  Chủ sở hữu: Người hoặc tổ chức sở hữu đất theo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, giấy phép sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán.

Ví dụ: Bên A mua một mảnh đất từ bên B và có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất là chứng cứ cho quyền sở hữu của bên A.

  • Người sử dụng: Có quyền sử dụng đất theo hợp đồng thuê, cho thuê hoặc do di sản gia đình.

Ví dụ: C thuê một một mảnh đất để mở công ty kinh doanh và có hợp đồng thuê đất là cơ sở cho quyền sử dụng của A. 

  • Cơ quan nhà nước: Chính phủ và các cơ quan quản lý đất đai có vai trò quyết định quyền sở hữu và sử dụng đất, cấp phép sử dụng đất và giám sát việc thực hiện quy định về đất đai.

Ví dụ: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý việc cấp phép sử dụng đất cho các cá nhân và tổ chức. 

  • Các bên thứ ba: Đây là những bên không liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu và sử dụng đất, nhưng có quyền lợi hoặc tranh chấp liên quan đến mảnh đất đó.

Ví dụ: Ngân hàng đã cấp khoản vay với tài sản thế chấp là một mảnh đất, do đó, trong trường hợp tranh chấp, ngân hàng có quyền lợi và tham gia vào quyết định.

3. Cách giải quyết tranh chấp đất đai 

Cách giải quyết tranh chấp đất đai

3.1 Hòa giải tranh chấp

Theo điều 202 Luật Đất đai 2013 nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp đất đai thông qua đàm phán, tự hòa hoặc trọng tài:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

3.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

-Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

-Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

(Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành)

  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. (Điều 203 Luật Đất đai 2013

4. Xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai

xử lý vi phạm đất đai

Theo Điều 206 Luật Đất đai 2013 về “Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.”

Trên đây là toàn bộ thông tin về xử lý tranh chấp về đất đai. Qua trình xử lý tranh chấp đất đai cần thiết được giải quyết một cách công bằng và văn minh. Theo dõi Dignity Law để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích.

Tham khảo thêm: Lưu Ý Đặt Cọc Mua Nhà Khi Đang Cầm Sổ Ngân Hàng

Quy Định Và Thủ Tục Về Luật Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc

Trường Hợp Nào Người Có Đất Được Giảm Thuế Sử Dụng Đất?

1 Comment
  1. […] viết trên Dignity Law đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến Ly hôn. Hy vọng bài viết đã cung cấp […]

Leave A Reply

Your email address will not be published.