Quyền thừa kế đất đai là gì? Đối tượng hưởng quyền thừa kế đất đai là ai?

0
Rate this post

Quyền thừa kế đất đai là việc chuyển giao quyền sở hữu và quản lý tài sản đất đai từ người đã mất cho những người tiếp theo. Pháp luật quy định về quyền thừa kế đất đai như nào? Cùng Dignity Law tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quyền thừa kế là gì?

Căn cứ vào Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: 

  • Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất
  • Quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật 
  • Quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

2. Thừa kế đất đai được quy định như thế nào?

Quyền thừa kế đất đai

Chuyển quyền thừa kế đất đai được hiểu là việc cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất hợp pháp theo di chúc hoặc theo pháp luật do thừa kế sang nhượng, chuyển quyền sử dụng đất của mình cho cá nhân, tổ chức khác theo nguyện vọng của bản thân.

Thừa kế đất đai có thể hưởng thừa kế qua những hình thức sau: 

  • Thừa kế theo di chúc

Là việc một chủ thể trước khi chết để lại di chúc có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói phải có người làm chứng,…. Di chúc hợp pháp theo pháp luật hiện hành, khi đó chủ thể được hưởng thừa kế đất đai sẽ nhận được tài sản theo nội dung của di chúc.

  • Thừa kế theo pháp luật

Là việc người có tài sản chết đi nhưng không để lại di chúc, di nguyện trao tài sản của mình cho một chủ thể nhất định nào. Khi đó tài sản của người chết sẽ được chia đều theo hàng thừa kế đã quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.

3. Điều kiện của quyền thừa kế đất đai khi thực hiện chuyển quyền thừa kế

Điều kiện của quyền thừa kế đất đai

Theo Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  1. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  2. Đất không có tranh chấp;
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. Trong thời hạn sử dụng đất.”

Ngoài các điều kiện quy định trên, người có quyền sử dụng đất hợp pháp khi chuyển thừa kế đất đai phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 

Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Về Quá Trình Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

4. Đối tượng nhận thừa kế đất đai là ai?

Đối tượng của quyền thừa kế đất đai

Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.

  • Diện thừa kế:

Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản.

Lưu ý: Quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi.

  • Hàng thừa kế:

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Tham khảo thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Đã Có Sổ Đỏ Như Thế Nào?

5. Thủ tục nhận quyền thừa kế đất đai

Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế

Bước đầu tiên người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Đăng ký chuyển tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đăng ký sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế đất đai theo quy định năm 2019. 

Hồ sơ: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng.

Trên đây là quyền thừa kế đất đai được quy định theo pháp luật. Theo dõi Dignity Law để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.

Tham khảo thêm:

 Xử lý tranh chấp đất đai và những điều cần biết

Lưu Ý Đặt Cọc Mua Nhà Khi Đang Cầm Sổ Ngân Hàng

Leave A Reply

Your email address will not be published.