Mục lục bài viết
Nền kinh tế phát triển thì các tổ chức tài chính lại đóng vai trò quan trọng, hoạt động thành lập công ty tài chính vì thế lại được quan tâm nhiều hơn. Cùng Dignity Law tìm hiểu về những điều kiện để thành lập công ty tài chính thông qua bài viết này nhé.
1. Công ty tài chính là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Dễ hiểu hơn, công ty tài chính là doanh nghiệp tổ chức tín dụng phi ngân hàng
2. Điều kiện để thành lập công ty tài chính
Công ty tài chính có thể được tổ chức dưới hai hình thức là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
2.1. Điều kiện về vốn điều lệ
Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần là vốn đã được các cổ đông thực góp, được ghi trong Điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần và tối thiểu phải bằng:
– 500 tỷ đồng đối với Công ty tài chính.
– 150 tỷ đồng đối với Công ty cho thuê tài chính
2.2. Điều kiện về cổ đông sáng lập
Theo thông tư 30/2015/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2016/TT-NHNN về vấn đề cổ đông sáng lập như sau:
- Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức.
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
- Cam kết hỗ trợ về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả, thanh khoản.
- Không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng; không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.
2.3. Điều kiện cần tuân thủ của cổ đông
Theo khoản 2 Điều 11 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2016/TT-NHNN quy định
Cá nhân làm cổ đông
Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập công ty tài chính, và doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức.
Tổ chức làm cổ đông
- Được thành lập công ty tài chính dưới sự cho phép của pháp luật Việt Nam
- Trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty tài chính thì cần đảm bảo kinh doanh có lãi trong 3 năm liên tục.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Thuế, BHXH theo quy định luật ban hành cho đến ngày nộp hồ sơ.
3. Quy trình cấp phép thành lập công ty tài chính
Căn cứ vào điều 8 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, quy trình cấp phép thành lập công ty tài chính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép theo quy định hiện hành. Sau đó nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin thành lập công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ xin cấp phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ra văn bản gửi ban trù bị yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Trong thời gian 90 ngày tính từ lúc gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nếu không được chấp thuận, ngân hàng cũng có văn bản và trả lời rõ vì sao không chấp thuận.
Bước 4: Trong thời gian 60 ngày tính từ lúc nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ban trù bị có nhiệm vụ chuẩn bị các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu quá thời hạn gửi trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận thiếu các văn bản theo quy định thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không có giá trị.
Nếu Ngân hàng Nhà nước đã nhận được văn bản bổ sung đầy đủ thì trong 5 ngày làm việc sẽ gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ văn bản.
Bước 5: Trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ lúc đã nhận đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp Giấy phép theo quy định. Nếu không được cấp giấy, ngân hàng ẽ có văn bản trả lời lý do vì sao không cấp Giấy phép kinh doanh.
Thông qua bài viết “Những điều kiện cần đáp ứng để thành lập công ty tài chính” Dignity Law hy vọng đang cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn luật doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi!