Quy trình thủ tục thành lập công ty vận tải nhanh gọn

0
4.3/5 - (6 bình chọn)

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải, nhu cầu thành lập công ty vận tải trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cùng Dignity Law tìm hiểu về quy trình, thủ tục thành lập công ty vận tải thông qua bài viết này nhé.

1. Công ty vận tải là gì 

Công ty vận tải là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hoặc hành khách. Công ty này chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoặc người từ một địa điểm đến địa điểm khác thông qua các phương tiện vận tải như xe ô tô, tàu hỏa, tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện khác.

2. Điều kiện thành lập công ty vận tải 

2.1. Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu vốn

Theo quy định hiện hành, việc thành lập một công ty vận tải không bắt buộc phải có mức vốn tối thiểu cố định. Điều này đồng nghĩa với việc số vốn cần thiết có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành, cần phải cân nhắc đến mức vốn tối thiểu cần có để đảm bảo hoạt động ổn định của công ty vận tải. Thông thường, mức vốn này dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu kinh doanh cụ thể của công ty.

Điều kiện thành lập công ty vận tải 

2.2. Điều kiện thành lập công ty vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô

– Thành lập công ty vận tải hàng hóa bằng ô tô cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tuân theo quy định của pháp luật. 

– Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo số lượng và chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh

– Điều kiện về lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

  • Lái xe không bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải.
  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và quy định của pháp luật liên quan.

– Điều kiện về người điều hành vận tải là một phần quan trọng trong quy trình thành lập và hoạt động của công ty vận tải. Theo quy định, người điều hành vận tải cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Trình độ chuyên môn: Yêu cầu trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực vận tải. Đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác, yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên để đảm bảo khả năng quản lý và điều hành công việc vận tải một cách hiệu quả.
  • Kinh nghiệm công tác: Người điều hành vận tải cần có thời gian công tác liên tục tại các đơn vị vận tải ít nhất từ 03 năm trở lên. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng giúp họ nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống phức tạp trong quản lý và vận hành của công ty.

– Một yếu tố quan trọng không kém trong quy trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp vận tải là điều kiện về nơi đỗ xe. Theo quy định, đơn vị kinh doanh vận tải cần phải có nơi đỗ xe phù hợp, đảm bảo tính an toàn giao thông và tuân thủ các quy định về phòng cháy, nổ cũng như vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

– Trong quản lý và tổ chức hoạt động, đơn vị kinh doanh vận tải cần thiết bị giám sát hành trình và máy tính, cùng với đường truyền kết nối mạng để có thể theo dõi và xử lý thông tin từ các phương tiện vận tải. Điều này giúp tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ về hoạt động của các xe, từ đó nâng cao hiệu suất và an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.

Điều kiện thành lập công ty vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô

2.3. Điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng hóa

Để hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, các doanh nghiệp cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Theo quy định này, từ ngày 01/7/2017, các đơn vị phải đảm bảo có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

  • Tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên.
  • Tại các địa phương khác: Từ 05 xe trở lên.
  • Riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

Nếu đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

3. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty vận tải 

3.1. Hồ sơ thành lập công ty vận tải theo quy định 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên

3.2. Thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách

Bước 1: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ 

Hồ sơ thành lập công ty vận tải hành khách phải nộp tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thời gian xử lý hồ sơ diễn ra trong khoảng 5 ngày, trong thời gian này nếu doanh nghiệp thiếu giấy tờ gì sẽ được yêu cầu bổ sung. 

Bước 2: Nhận Giấy Đăng Ký Kinh Doanh

Sau 3-5 ngày khi hồ sơ được xem xét và xác nhận hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho doanh nghiệp để nhận giấy đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Khắc dấu công ty 

Doanh nghiệp sẽ được tự ý lựa chọn kiểu loại, số lượng con dấu, sau đó gửi thông báo về mẫu con dấu tới Phòng Đăng Ký Kinh Doanh và chờ cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp.cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Cuối cùng doanh nghiệp sẽ thực hiện việc đăng tải thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Bước 4: Công bố thông tin trên cổng Quốc Gia

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thực hiện việc công bố thông tin công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các trình tự và thủ tục quy định. Thời hạn thực hiện cho hoạt động này là 30 ngày.

Bước 5: Xin Giấy Phép Kinh Doanh Dịch Vụ Vận Tải

Bước 6: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty vận tải

Thông qua bài viết “Quy trình thủ tục thành lập công ty vận tải” Dignity Law hy vọng đang cung cấp thêm những thông tin, kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn luật doanh nghiệp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Leave A Reply

Your email address will not be published.