Khoảng cách an toàn chôn cột điện trước nhà dân được quy định như thế nào? 

0
Rate this post

Trước đến nay, nhiều người dân đã nghĩ rằng việc xác định khoảng cách giữa các trụ cột điện không quan trọng và chỉ dựa vào “cảm tính”. Tuy nhiên, việc đặt trụ điện cần phải tuân theo các quy tắc và tiêu chuẩn phù hợp với nhiều yếu tố như vị trí, khoảng cách an toàn chôn cột điện, thiết bị và địa hình. Điều này được pháp luật quy định như thế nào để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh?

1. Tìm hiểu về cột điện. Có những loại điện thế nào?

Cột điện là một cấu trúc bao gồm một trụ chính và các phụ kiện như dây điện, bóng đèn, biến áp, máy biến áp, ống cáp điện,… được sử dụng để truyền tải điện năng từ nguồn điện đến người sử dụng. Các cột điện thường được đặt dọc theo đường dây điện, tuyến đường trên cao hoặc dưới lòng đất và có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật.

Cột điện có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, chi phí và yêu cầu kỹ thuật. Cột điện thường được làm bằng thép, gỗ hoặc bê tông. Tùy vào khả năng chịu tải trọng của cột điện, chi phí bảo trì, khu vực lắp đặt mà sẽ lựa chọn loại cột điện để lắp đặt sao cho phù hợp.

Xem thêm tại: https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-ve-khoang-cach-chon-cot-dien-truoc-nha-dan.aspx 

Có ba loại điện thế chính và quy định về chúng khác nhau như sau:

  1. Điện hạ thế: Là các đường điện có cấp điện áp từ 220V-380V, được bọc kín bằng vỏ bọc cách điện và dùng để cung cấp điện cho mục đích sinh hoạt. Cột điện thường sử dụng là cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt với chiều cao từ 5m đến 8m. 

Ở mức hạ thế này sẽ gây ra hiện tượng giật điện nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại dẫn điện trong dây, tuy nhiên nó sẽ không gây ra hiện tượng phóng điện. Đây cũng là đường dây sinh hoạt dẫn đến từng nhà dân, có thể tồn tại ở bất kì vị trí nào trong nhà. Nó được bọc kín bằng vỏ bọc cách điện để an toàn cho người sử dụng.

  1. Điện trung thế: Là các đường điện có cấp điện áp từ 15kV, được sử dụng để cung cấp điện cho mục đích sản xuất. Đường điện trung thế sử dụng dây bọc hoặc dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Trụ điện trung thế thường sử dụng là cột bê tông ly tâm, cao từ 9m đến 12m, được đỡ bởi sứ đỡ hoặc sứ treo.
  2. Điện cao thế: Là các đường điện có cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV, được sử dụng để truyền tải điện năng từ nguồn điện đến các trạm biến áp. Đường dây điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế được làm bằng bê tông ly tâm, cột tháp sắt hoặc cột gỗ thông, có chiều cao trên 18m. Khi vi phạm khoảng cách an toàn, nó có khả năng gây ra hiện tượng phóng điện, do đó, người dân cần cẩn trọng khi tiếp xúc với loại điện thế này.

2. Quy định về khoảng cách an toàn chôn cột điện trước nhà dân.

Trong việc lắp đặt cột điện cao áp, việc xác định khoảng cách an toàn chôn cột điện tại các khu vực có đông dân cư là rất quan trọng, bởi nếu không tuân thủ khoảng cách an toàn, dây điện trần có thể trở nên nguy hiểm và phóng ra điện. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với loại điện cao áp. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về điều này?

Căn cứ theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP không cấm việc chôn cột điện cạnh nhà dân sinh sống, tuy nhiên việc chôn cột phải đảm bảo đúng khoảng cách an toàn, bảo vệ đường dây dẫn điện cao áp trên không với điện áp không quá 220kV cụ thể được quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 điều 9 Nghị định 51/2020/NĐ-CP như sau:

Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây đáp ứng điều kiện sau: 

– Vật liệu sử dụng để xây dựng mái và tường bao phải đảm bảo tính không cháy. Trong trường hợp khu vực gần nhà dân cư, cột điện cao áp phải được bảo vệ bởi hành lang và tường bao vì khả năng xảy ra cháy nổ là rất lớn. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không được quy định tại Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP:

– Chôn cột điện ở nơi không gây cản trở cho việc kiểm tra bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây. Việc xây dựng tường bao nêu trên cần có cửa ra vào thoáng, tránh việc di chuyển va chạm chướng ngại vật như cỏ, cây… ảnh hưởng đến an toàn của thợ điện.

Khoảng cách an toàn từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn mức quy định sau:

+ Với điện áp đến 35kV thì khoảng cách rơi vào 3m

+ Với điện áp 110kV thì khoảng cách rơi vào 4m

+ Với điện áp 220kv – điện áp cao nhất so với quy định chôn cột điện thì khoảng cách rơi vào 6m 

– Trường hợp cường độ điện nhỏ hơn 5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà mà cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m

– Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Bên cạnh đó Khoản 2 Điều 9 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định:

“2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong; nơi thường xuyên tập trung đông người; công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; khu di tích lịch sử-văn hóa; danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng chủ đầu tư/đơn vị quản lý vận hành phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng đối với đường dây..”

3. Xử lý vi phạm quy định về chôn cột điện 

Việc chôn cột điện phải đảm bảo đúng theo quy định về khoảng cách an toàn tuy nhiên nếu vi phạm thì sẽ có chế tài xử lý cụ thể được quy định như sau:

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính:

Đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đúng theo thiết kế, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Người dân có nhà ở, công trình bị ảnh hưởng tại nơi chuẩn bị chôn cột điện.

Nếu người dân có nhà ở hay công trình trong khu vực được phép chôn cột điện hoặc trong khu vực hành lang an toàn đường dây tải điện trên không thì sẽ được nhà nước bồi thường và hỗ trợ theo quy định như sau:

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP:

– Bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế việc sử dụng và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt đối với người dân không phải di dời chỗ ở và mức bồi thường, hỗ trợ sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương cụ thể:

+ Đối với trường hợp chỗ ở hoặc công trình của người dân bị ảnh hưởng một hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật đất đai (Có đầy đủ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất;….) trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với trường hợp nhà ở, công trình sinh hoạt bị ảnh hưởng nhưng xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất đai (không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…) cũng sẽ được bồi thường nhưng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương..

– Trường hợp bồi thường về việc nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền:

+ Chủ đầu tư phải bồi thường nếu chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP bằng cách chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng đó;

+ Chủ đầu tư cũng phải bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo, hoàn thiện nhà công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà  trong trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP..

+ Trường hợp được bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất nếu nhà ở, công trình không thể đáp ứng điều kiện quy định tại điều 13 Nghị định trên.

Như vậy, việc xác định khoảng cách an toàn và hành lang pháp lý để bảo vệ dòng điện cao áp trên không là rất quan trọng và phải tuân theo luật hiện hành. Nếu không tuân thủ, sẽ bị xử phạt theo các chế tài quy định.

Chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn trên. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề pháp lý nào, xin vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được giải đáp kịp thời. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng.

Leave A Reply

Your email address will not be published.