Quy định về tổ chức, giám sát tài chính công ty mẹ – con gồm những nội dung gì?

0
Rate this post

Trong các văn bản hợp đồng hoặc các tài liệu thành lập công ty, có Quy định về tổ chức, giám sát tài chính  công ty mẹ – con thông qua việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành. Sau đây, Dignitylaw xin cung cấp đến quý khách hàng nội dung liên quan đến vấn đề này:

1. Tại sao cần giám sát tài chính đối với công ty con?

Các chủ thể thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty con (Điều 13 của Nghị định 87/2015/NĐ-CP) như sau:

– Công ty mẹ là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty con;

– Cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có) chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát gián tiếp đối với các công ty con của doanh nghiệp thông qua công ty mẹ.

Giám sát tài chính đối với các công ty con giúp đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty con nói riêng và cả tập đoàn nói chung. Việc giám sát không chỉ là theo dõi hoạt động tài chính của công ty con mà còn đánh giá rủi ro và báo cáo tình hình tài chính đến các cơ quan có thẩm quyền.

Đại diện chủ sở hữu sẽ hỗ trợ công ty mẹ hoặc đưa ra cơ quan gián tiếp phù hợp, đủ điều kiện để thực hiện giám sát khi công ty mẹ không đủ khả năng.

2. Phương thức giám sát tài chính đối với công ty con

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, cách thực hiện giám sát tài chính của công ty mẹ đối với công ty con bao gồm:

– Công ty mẹ sẽ thực hiện giám sát tài chính đối với công ty con bằng nhiều phương thức khác nhau như giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong và giám sát sau.

– Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính để thực hiện giám sát gián tiếp đối với các công ty con quan trọng của doanh nghiệp.

– Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ phối hợp với cơ quan tài chính để xem xét và quyết định thực hiện hình thức giám sát trực tiếp tại công ty mẹ hoặc công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Giám sát tài chính đối với công ty con bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 9 của Nghị định 87/2015/NĐ-CP, nội dung giám sát tài chính của công ty mẹ đối với công ty con bao gồm:

– Đánh giá toàn diện về tình hình kinh doanh của công ty con và đưa ra các quyết định phù hợp. Trong đó bao gồm: các chỉ số như biến động về doanh thu, biến động về lợi nhuận so với hai năm gần nhất để đánh giá sức khỏe của công ty con.

– Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư vào công ty con và đưa ra quyết định thay đổi tương ứng. Trong đó bao gồm xem xét các thông tin liên quan đến thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn.

– Đánh giá khả năng thanh toán và xem xét hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu để đảm bảo công ty con hoạt động ổn định và đưa ra các quyết định phù hợp về việc hỗ trợ tài chính cho công ty con.

– Đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp nhà nước và tăng cường quản trị rủi ro tài chính của công ty mẹ thông qua việc giám sát việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư của công ty con để đảm bảo sự minh bạch và tránh vi phạm các quy định pháp luật liên quan.

Đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước, việc giám sát tài chính không chỉ giúp công ty mẹ nắm được tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra các quyết định đầu tư hay thay đổi chính sách còn mà còn đảm bảo hoạt động của công ty con đúng quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện, cần đưa ra các giải pháp để khắc phục nếu có nguy cơ gây ra rủi ro hoặc không đúng quy định pháp luật.

Trong xu thế phát triển toàn cầu, cạnh tranh mạnh mẽ, việc giám sát tài chính đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng được quan tâm đặc biệt. Chính vì thế, các công ty mẹ phải nâng cao năng lực quản trị tài chính, đưa ra các chiến lược phát triển mới nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững cho toàn bộ hệ thống công ty con.

3.  Quy định về trách nhiệm tổ chức giám sát tài chính đối với công ty con

Theo Điều 17 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, quy định trách nhiệm tổ chức giám sát tài chính đối với công ty con, công ty liên kết bao gồm:

– Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu:

+ Chủ động thống nhất với công ty mẹ danh sách các công ty con, công ty liên kết cần đưa vào Kế hoạch giám sát tài chính theo quy định.

+ Giao công ty mẹ xây dựng Báo cáo giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp trong Kế hoạch giám sát tài chính.

+ Thu thập các báo cáo giám sát tài chính định kỳ của công ty mẹ đối với các công ty con, công ty liên kết trong Kế hoạch giám sát tài chính.

+ Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các rủi ro tài chính của các công ty con, công ty liên kết của các doanh nghiệp.

+ Trường hợp phát hiện tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn có dấu hiệu rủi ro phải cảnh báo đồng thời yêu cầu công ty mẹ làm rõ nguyên nhân tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết kỳ gần nhất.

– Trách nhiệm của cơ quan tài chính:

+ Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện kế hoạch giám sát các công ty con, công ty liên kết quan trọng của các doanh nghiệp.

+ Phân tích các rủi ro về tài chính của các công ty con, công ty liên kết để đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và công ty mẹ.

– Trách nhiệm của doanh nghiệp:

+ Chủ động xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính, hiệu quả đầu tư vốn phù hợp đặc điểm, tình hình hoạt động của từng công ty con, công ty liên kết.

+ Lập kế hoạch giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết, đảm bảo thu thập và xử lý thông tin kịp thời; thống nhất danh sách công ty con, công ty liên kết quan trọng cần giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

+ Lập Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết sáu (06) tháng và hàng năm gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp cùng với các báo cáo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 12 Nghị định 87/2015/NĐ-CP. Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết không đạt kế hoạch phê duyệt đầu kỳ, công ty mẹ phải giải trình và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý đối với từng công ty con, công ty liên kết tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.

+ Khi có cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính về những rủi ro tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết, công ty mẹ phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến Quy định về tổ chức, giám sát tài chính công ty mẹ – con mà Dignitylaw mong muốn gửi đến quý khách hàng.

Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật qua số hotline. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng.

Leave A Reply

Your email address will not be published.