Cơ quan dân cử là gì? Vị trí, vai trò của cơ quan dân cử

0
Rate this post

Cơ quan dân cử là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và giao cho nắm giữ quyền lực nhà nước. Bài viết phân tích quy định chung của một số nước và Việt Nam về cơ quan dân cử và hoạt động của cơ quan này, cụ thể:

1. Khái niệm cơ quan dân cử

Cơ quan dân cử là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và giao cho nắm giữ quyền lực nhà nước.

Ở Việt Nam, cơ quan dân cử (cơ quan đại biểu nhân dân, cơ quan đại diện của nhân dân) bao gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và đồng thời là cơ quan quyền lực của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan dân cử của cả nước và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hội đồng nhân dân là cơ quan dân cử ở địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Cơ quan dân cử đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra nên phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, vì vậy còn được coi là cơ quan đại biểu của nhân dân. Cơ quan dân cử được hình thành từ những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, vì vậy, còn được gọi là cơ quan đại diện của nhân dân (Xem thêm: Quốc hội là gì ? ; Hội đồng nhân dân là gì ? ).

2. Vị trí, vai trò của cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị

2.1 Nâng cao trách nhiệm đại biểu dân cử qua việc thực hiện tốt chức năng quyết định theo luật định

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh là một yêu cầu khách quan và bức thiết, trong đó có yêu cầu nâng cao năng lực quyết định (chủ yếu thực hiện qua các kỳ họp), thể hiện rõ vai trò của cơ quan dân cử, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Trước yêu cầu đó, việc chuẩn bị các nội dung của kỳ họp đã được Thường trực HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan chủ động, phối hợp chuẩn bị, đảm bảo yêu cầu chất lượng trên cơ sở bám sát các định hướng chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên, nắm bắt kịp thời tình hình thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương và phân tích, dự báo nguồn lực thực hiện. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng thẩm tra bằng cách chủ động tiếp cận, tham gia đóng góp ý kiến ngay từ khi xây dựng dự thảo; chú trọng thu thập thông tin, khảo sát thực tế có căn cứ để đánh giá vấn đề một cách khách quan, mở rộng các thành phần họp thẩm tra để bàn bạc, thảo luận, thống nhất các vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau nêu trong dự thảo Nghị quyết, Báo cáo, Đề án…

Tại các phiên họp thảo luận, chủ tọa thường xuyên gợi mở nhiều vấn đề mang tính phản biện để đại biểu tập trung thảo luận, nêu ý kiến đề nghị giải trình hoặc chất vấn đối với các cơ quan có liên quan trong các phiên họp; định hướng những vấn đề lớn, quan trọng để đại biểu tập trung thảo luận và quyết nghị công khai.

Với quy trình đổi mới nêu trên, 109 Nghị quyết được ban hành qua 10 kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đáp ứng yêu cầu từ tình hình thực tiễn ở địa phương.

Ngoài những nội dung thường lệ tại các phiên họp theo luật định, HĐND tỉnh đã quyết nghị nhiều vấn để quan trọng, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng, nổi bật như: Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2011 – 2015 và đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp dài hạn để phát triển toàn diện kinh tế – xã hội.

Nghị quyết thông qua Đề án Phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái thể hiện ý chí và khát vọng của nhân dân Quảng Ninh trước cơ hội phát triển mới; Nghị quyết thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.

Nghị quyết thông qua Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, ngoài việc thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo chỉ đạo của Thủ tướng, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chủ trương tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần kinh phí không tự chủ) để dành nguồn lực cho dự án động lực của tỉnh, theo đó nguồn vốn tiết kiệm được đã dành 50 tỷ đồng cho dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và 50 tỷ đồng cho dự án Công viên Lán Bè…

Ngoài ra, tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua của HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, làm căn cứ để chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng tập trung giải quyết, đồng thời làm cơ sở để các đại biểu dân cử theo dõi giám sát kết quả giải quyết, đáp ứng nguyện vọng của cử tri trong tỉnh.

Theo đó, nhiều nội dung kiến nghị của cử tri đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết có kết quả như: về nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước, việc xử lý các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh còn nợ đọng tiền sử dụng đất; về công tác quản lý đất rừng; về thực hiện quy hoạch sắp xếp lại các cảng và bến thủy nội địa tiêu thụ than, thực hiện quy hoạch cửa hàng xăng dầu trên địa bàn; về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc di dời các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư vào khu giết mổ tập trung để đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát thú y; về hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18.8.2011 của Thủ tướng và Thông tư liên tịch số 28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH…

2.2 Thực hiện tốt chức năng giám sát, sớm phát hiện và kiến nghị

Xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của HĐND tỉnh là hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật của chính quyền các cấp thông qua việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh. Thông qua hoạt động giám sát sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần giữ gìn ổn định xã hội. Sau gần nửa nhiệm kỳ, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã thực hiện 21 cuộc giám sát chuyên đề; 13 cuộc giám sát, khảo sát đột xuất những vấn đề nảy sinh gây bức xúc trong nhân dân.

Các cuộc giám sát, khảo sát đều có sự phối hợp, điều hòa các Ban HĐND tỉnh, sự tham gia của các Tổ Đại biểu HĐND tỉnh, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia và Thường trực, các Ban HĐND tại các địa phương bảo đảm đúng, đủ nội dung, tránh trùng lặp và tránh gây phiền hà cho cơ sở.

Do đó, chất lượng các cuộc giám sát ngày càng nâng cao, đạt hiệu quả thiết thực, phát hiện và kiến nghị khắc phục được nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế; phối hợp với UBND tỉnh có các giải pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Tiêu biểu như qua giám sát việc thực hiện pháp luật trong công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức và viên chức, HĐND tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh có giải pháp dứt điểm 548 giáo viên hợp đồng nhiều năm trong các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh.

Đến nay số giáo viên hợp đồng nhiều năm đã được tuyển vào biên chế và được thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của viên chức. Giám sát việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 trên địa bàn tỉnh và việc thực hiện các chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh đối với vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, đã kiến nghị HĐND tỉnh hỗ trợ tiền ăn cho các trẻ 3, 4 và 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã, phường, thị trấn trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 39 và Nghị quyết số 40 hỗ trợ tiền ăn 120.000đ/tháng đối với các đối tượng trên và mở rộng hỗ trợ học sinh bán trú đang học tại các cơ sở giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, không thuộc đối tượng quy định tại các Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 21-12-2010 của Thủ tướng Chính phủ…

Để nâng cao hiệu quả, trách nhiệm trong việc giải quyết và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả giải quyết các kiến nghị sau giám sát, HĐND tỉnh đã thống nhất ban hành Nghị quyết thông qua kết quả giám sát một số nội dung như: về công tác giao đất rừng và quản lý, sử dụng đất rừng đối với các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp và tổ chức.

Công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư – kinh doanh hạ tầng đô thị và một số chủ trương, biện pháp về nâng cao hiệu quả quản lý các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở; thực hiện Luật Bình đẳng giới; chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án hình sự và dân sự.

2.3 Tăng cường giám sát việc giải quyết các kiến nghị cử tri để góp phần quan trọng bảo đảm công bằng và lợi ích chính đáng của nhân dân

Đặc biệt tại kỳ họp này, nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri và đơn thư khiếu nại tố cáo, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh tổ chức các hội nghị về công tác giải quyết kiến nghị của cử tri giữa 2 kỳ họp, qua đó, nhiều nội dung kiến nghị của cử tri và nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân được khẩn trương giải quyết đúng theo quy định của pháp luật; nội dung các hội nghị được ghi hình, ghi âm để phát sóng truyền hình và truyền thanh, biên tập mở chuyên mục đăng báo để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát.

Kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tại hội nghị được xây dựng thành báo cáo làm tài liệu để các đại biểu HĐND tỉnh báo cáo cử tri và nhân dân tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước các kỳ họp thường lệ.

Việc thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND tỉnh thông qua việc tổ chức hội nghị về công tác giải quyết kiến nghị cử tri và đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, nhiều nội dung kiến nghị đã được các cấp ngành giải quyết nhanh, hiệu quả.

Cụ thể như, cử tri Cẩm Phả đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra hoạt động đối với hệ thống băng tải đá của Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả khi hoạt động gây tiếng ồn quá mức cho phép. HĐND tỉnh đã yêu cầu TP Cẩm Phả và các ngành chức năng xác minh làm rõ và có biện pháp giải quyết.

Theo đó, Công ty CP Xi măng Cẩm Phả đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tiếng ồn của hệ thống băng tải đá theo đúng các yêu cầu của các cơ quan hữu quan như: lót đáy tuyến băng bằng tôn 6mm đối với các đoạn băng sát khu dân cư; bọc tôn lạnh xung quanh nhà bao che tuyến băng. Công ty còn bố trí một tổ 3 người thường xuyên kiểm tra dọc toàn bộ hệ thống băng tải để thực hiện thay thế kịp thời các rulo đã cũ, gây tiếng ồn lớn…

Tiếp đến là việc giải quyết kiến nghị cử tri liên quan tới việc hoàn nguyên môi trường khu vực mỏ cao lanh Đức Sơn (xã Yên Đức, Đông triều) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh triển khai thực hiện. Nội dung phản ánh của cử tri đã được Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc và yêu cầu Công ty làm thủ tục đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường khu vực mỏ cao lanh Đức Sơn trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết theo quy định.

Đến nay, hồ sơ đóng cửa mỏ nêu trên của Công ty đã hoàn thiện nhưng chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường đang tích cực đôn đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh khẩn trương liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được thẩm định, phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ theo quy định.

Đối với kiến nghị của cử tri về việc giao đất giao rừng trên địa bàn xã Ngọc Vừng tập trung vào các đối tượng không phải là người địa phương. Hiện nay các chủ rừng không quan tâm đầu tư đến diện tích đất rừng được giao, gây lãng phí trong sử dụng đất rừng (như trường hợp ông Phạm Thanh Hà ở thành phố Cẩm Phả).

Đề nghị tỉnh thu hồi và giao lại cho dân địa phương phát triển sản xuất. Qua kiểm tra, huyện Vân Đồn đã thu hồi các quyết định, hồ sơ giao đất giao rừng của UBND huyện cho ông Phạm Thanh Hà do sai về thẩm quyền, không đúng đối tượng, không thực hiện đúng trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất giao rừng theo quy định.

Đối với các trường hợp khác, huyện Vân Đồn và các ngành rà soát lại các trường hợp giao đất, giao rừng. Căn cứ vào kết quả làm việc, hiện tại xã Ngọc Vừng có khoảng 20 hộ được giao đất, giao rừng giai đoạn 1990-2000 là đối tượng không phải là người địa phương nên UBND tỉnh đã yêu cầu huyện Vân Đồn khẩn trương rà soát và làm các thủ tục thu hồi theo đúng trình tự pháp luật.

Ngoài ra một số kiến nghị của cử tri một số địa phương về nâng cấp một số công trình vượt lũ, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt khi mùa mưa bão, một số kiến nghị về việc bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng khi thực hiện giải phóng mặt bằng… đã được giải quyết thấu đáo.

Leave A Reply

Your email address will not be published.