Thủ tục đăng ký kinh doanh với sản phẩm rượu gạo?

0
Rate this post

Rượu gạo thường được sản xuất đơn giản bằng cách lên men gạo hoặc lúa mì đã được hấp chín. Sau đó ủ khoảng 10 ngày. Quá trình lên men này không những giữ nguyên các dưỡng chất của nguyên liệu thuần khiết ban đầu mà còn giúp rượu gạo chứa nhiều hơn các vitamin, chất đạm, axit amin, các chất tốt cho tiêu hóa, làn da và sức khỏe. Hiện nay ở thị trường có nhiều loại đa dạng và phong phú mang nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên tất cả sản phẩm khi được bán ra thị trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh đối với sản phầm rượu gạo. Thủ tục đăng ký kinh doanh với sản phẩm rượu gạo sẽ có trong bài viết của Dignitylaw dưới đây.

1. Điều kiện để sản xuất, kinh doanh rượu gạo

Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất rượu như sau:

– Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

+ Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

– Điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:

+ Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định.

2. Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất rượu gạo

Để đăng ký kinh doanh với sản phẩm rượu gạo, trước tiên cần thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể với thủ tục như sau:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.

Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư

Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Các loại giấy phép cần có khi kinh doanh rượu gạo

3.1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)

– Danh sách tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3.2. Công bố hợp quy đối với rượu do cơ sở sản xuất

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước. Nộp hồ sơ tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Sở Khoa học và công nghệ. Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bao gồm: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá:

+Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy. Dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân.

+ Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành. Tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

 – Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận.

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan chuyên ngành. Để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận.

+ Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành. Tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa. 

– Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định:

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. Kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Cho cơ quan chuyên ngành. Để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

– Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành. Tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

3.3. Giấy phép sản xuất rượu gạo thủ công 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

– Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật);

– Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

– Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Nơi nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa UBND cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.

– Hoặc nộp qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi cơ sở sản xuất rượu đặt trụ sở chính.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đối với từng trường hợp như sau:

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành cấp Giấy phép cho thương nhân.

– Nếu hồ sơ không hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

– Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

4. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu

– Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Công thương.

– Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương.

– Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc thẩm quyền của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện).

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục đăng ký kinh doanh với sản phẩm rượu gạo? mà Dignitylaw muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Dignitylaw xin trân trọng cảm ơn! 

Leave A Reply

Your email address will not be published.