Một số lưu ý liên quan đến tài sản bảo đảm theo Bộ luật Dân sự

0
Rate this post

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Vậy giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm trong giao dịch bảo đảm được quy định như nào?

1. Khái niệm về giao dịch bảo đảm

Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là một công cụ để ngăn chặn các hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên có quyền. Đối với các hoạt động thương mại và dân sự, BPBĐ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo Pháp luật Việt Nam, các biện pháp bảo đảm có tính chất tài sản, trừ biện pháp tín chấp.

“Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm)”

Theo UNICITRAL, giao dịch bảo đảm là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Giao dịch bảo đảm bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu dù nó không bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn chiếu. Lợi ích bảo đảm là lợi ích tài sản gắn với tài sản nhất định để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nhất định.

Pháp luật Việt Nam thừa nhận bên bảo đảm có quyền sử dụng tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình.

2. Các biện pháp bảo đảm

Pháp luật Việt Nam có nhiều biện pháp bảo đảm để áp dụng vào thực tiễn như: cầm cố, thế chấp, ký cược, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh, tín dụng dự phòng, bảo lãnh ngân hàng,.. Các biện pháp bảo đảm không yêu cầu có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người bảo đảm sang người nhận bảo đảm

3. Tài sản bảo đảm là gì?

Theo điều luật 105 Bộ luật Dân sự, tài sản là:

  • Vật;
  • Tiền;
  • Giấy tờ có giá và quyền tài sản, bao gồm bất động sản và động sản.

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Để được sử dụng làm tài sản bảo đảm, một tài sản cần phải:

  • Thuộc quyền sở hữu của người bên đảm bảo;
  • Được giao dịch mà không có tranh chấp.

Ngoài ra, các tài sản bảo đảm có thể bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất;
  • Tài sản thuộc quyền sở hữu của một bên thứ ba;
  • Quyền sử dụng đất của một bên thứ ba.

(Nếu có thỏa thuận giữa bên đảm bảo, bên nhận bảo đảm và bên thứ ba.)

4. Điều kiện đối tài sản bảo đảm

Theo Pháp luật Việt Nam, tài sản phải đáp ứng 4 điều kiện để thành tài sản bảo đảm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (trừ các trường hợp ngoại lệ). Quyền sở hữu gồm:
    • Quyền chiếm hữu;
    • Quyền sử dụng;
    • Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung , nhưng phải xác định được;
  • Tải sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai;
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trí nghĩa vụ được bảo đảm.

5.Điều kiện đối với giấy tờ tài sản bảo đảm

Hiện nay, vẫn chưa có quyết định rõ ràng về việc ký quyền sở hữu các tài sản, bao gồm những loại thuộc bắt buộc và không bắt buộc. Điều này dẫn đến việc không thể xác định chính xác một số vấn đề quan trọng, như:

  • Các giao dịch dân sự không có hiệu lực;
  • Quyền sở hữu động sản được yêu cầu trả lại;
  • Thời điểm chuyển quyền sở hữu;
  • Rủi ro, hiệu lực của các hợp đồng tặng và giấy tờ sở hữu trong các giao dịch bảo đảm.

Tuy nhiên, tài sản bảo đảm có thể dựa vào những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng;
  • Giấy tờ có giá gồm chứng khoán (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu) và giấy tờ có giá khác, xác nhận chủ sở hữu giấy tờ có giá đó;
  • Giấy tờ công nhận, xác nhận quyền sở hữu tài sản hoặc quyền tài sản;
  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy, tàu cá,..);
  • Giấy tờ khác về tài sản như
    • Hóa đơn giá trị gia tăng;
    • Hợp đồng mua bán;
    • Các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng tài sản được phép cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ; chuyển nhượng, trao đổi;
    • Giấy tờ nhập khẩu hàng hóa, tờ khai hải quan,..

Còn nhiều tài sản khác không cần đến giấy tờ chứng minh quyền sở hữu mà chỉ cần suy đoán người đang chiếm hữu có quyền sở hữu, cũng như quyền bảo đảm.

Lưu ý

Để xác định chủ sở hữu và tình trạng của tài sản bảo đảm, ngoài các giấy tờ đã đề cập ở trên, còn có thể dựa trên các giấy tờ chứng minh nguồn gốc và liên quan đến tài sản bảo đảm, để có được một cái nhìn toàn diện hơn về tài sản: di chúc; giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm); hoá đơn nộp thuế và tiền sử dụng đất, phí, lệ phí; hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, thuê tài sản; quyết định cấp đất, giao đất, cho thuê đất; quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sơ đồ nhà, đất (trường hợp chưa được thể hiện trong Giấy chứng nhận),..

Thông thường, giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm sẽ được giao cho bên nhận bảo đảm, trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định khác trong luật (ví dụ như giấy tờ về phương tiện giao thông vận tải thì sẽ do chủ sở hữu phương tiện giữ)

Nếu bên nhận thế chấp là nhà nước, cũng sẽ được quy định tương tự và có quyền yêu cầu bản chính các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và yêu cầu từ bên nhận thế chấp (nếu có).

Leave A Reply

Your email address will not be published.