Người đang đi tù có được mua bán nhà đất hay không? 

0
Rate this post

Tư vấn về hợp đồng mua bán quyền mua căn hộ đang xây dựng theo tiến độ ? Bán mảnh đất A nhưng người mua lại đòi miếng đất B thì làm thế nào ? Cách phòng tránh rủi ro với đất mua chung ? 

1. Có được mua đất của người đi tù?

Theo như thông tin chị cung cấp thì hai anh chị kia cùng đứng tên mua đất làm nhà điều này không hề vi phạm pháp luật vì chưa có quy định nào của pháp luật quy định chỉ có vợ chồng mới được đứng tên chung trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc vợ chồng đứng tên chung trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sở hữu chung hợp nhất, còn trong trường hợp của hai anh chị sẽ là sở hữu chung theo phần. Như vậy giá trị của ngôi nhà đó sẽ được chia cho hai anh chị trên theo tỉ lệ vốn góp của họ, trong đó phần giá trị mà anh kia được hưởng là tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân của anh ấy và vợ nên sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng( Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014), vì vậy người vợ hợp pháp cũng được hưởng phần giá trị đó.

Nếu bạn muốn mua căn nhà đó thì để chắc chắn bạn vẫn có thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất với anh kia dù anh ta đang ở trong tù. Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 ngày 17/6/2010, ngay ở phần nguyên tắc thi hành án hình sự đã nêu rõ: “tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án”. Người chấp hành án phạt tù được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật hoặc Tòa án tước.

Như vậy, nếu không bị pháp luật hoặc Tòa án tước thì người chấp hành án vẫn có các quyền công dân trong đó có quyền được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai và văn bản pháp luật có liên quan. Hợp đồng chuyển quyền (trong đó có chuyển nhượng) quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (Điều 689 Bộ luật dân sự).Việc công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:

– Nộp một hồ sơ yêu cầu công chứng (việc nộp hồ sơ có thể do một người khác trong số những người tham gia giao dịch thực hiện mà không nhất thiết phải do người đang chấp hành án phạt tù thực hiện), gồm: Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu có); Bản sao giấy tờ tuỳ thân (người đang chấp hành án phạt tù nộp kèm đơn xác nhận của quản lý trại giam về việc đang chấp hành án ở trại giam đó); Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

3. Mua bán nhà đúng pháp luật?

Căn cứ theo Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định:

Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

…3. Giấy phép xây dựng gồm:

..b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;..

Căn cứ theo quy định trên thì các công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc được miễn giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, việc sửa chữa, cải tạo mặt tiền (tức thay đổi kiến trúc mặt ngoài), ở trong hẻm (tức không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu quản lý kiến trúc) nên được miễn giấy phép xây dựng. Dẫn đến, việc đẩy toàn bộ mặt tiền mà không xin giấy phép là không vi phạm, bạn có thể mua căn nhà đó theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điểm g Điều 89 Luật xây dựng 2014: “Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình” thì được miễn cấp giấy phép. Như vậy, trong trường hợp bạn thay đổi kiến trúc nhà, xây thêm giếng trời đã làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi công năng sử dụng nên bạn cần xin giấy phép xây dựng. Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sữa chữa, cải tạo công trình như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

4. Đối với công trình di tích lịch sử – văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện

Khi đó bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

• Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

• Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 – Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận/ huyện.

Leave A Reply

Your email address will not be published.