Có bị xử lý hình sự khi quay lén ở rạp chiếu phim?

0
Rate this post

Quay lén ở rạp chiếu phim đăng lên mạng, thậm chí livestreams trực tiếp là hành vi khá phổ biến ở giới trẻ hiện nay. Vậy quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng DignityLaw tìm hiểu nhé.

1. Quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ theo điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể như sau:

1.1 Mảng văn học, báo chí

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

  • Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ
  • Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông
  • Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng
  • Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký

–  Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác phải là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

– Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh

1.2 Mảng nghệ thuật

– Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc
– Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn. Bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, …

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Bao gồm:

  • Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
  • Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;      
  • Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
  • Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

– Tác phẩm nhiếp ảnh 

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, múa rối, điệu hát….

– Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

  • Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.
  • Công trình kiến trúc

1.3 Mảng khoa học

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Xử lý hành chính đối với hành vi quay lén ở rạp chiếu phim đăng lên mạng

Căn cứ theo quy định tại điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35. 000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định. 

+ Nếu như tổ chức vi phạm thì mức phạt đối với tổ chức là gấp 2 lần theo quy định tại khoản 2 điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Như vậy thì mức phạt với tổ chức sẽ là 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. 

Hành vi quay lén ở rạp chiếu phim bị xử phạt hành chính

3. Xử lý hình sự đối với hành vi quay lén phim chiếu rạp đăng lên mạng

Căn cứ pháp lý: Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó thì đối với hành vi quay lén phim chiếu rạp đăng lên mạng sẽ bị xử lý như sau:

Khung 1:

Người vi phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan ở quy mô thương mại từ 50.000.000 đến dưới 300.000.000 đồng, hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc vi phạm hàng hóa từ 100.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng, sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 300.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ trong 03 năm.

Hành vi vi phạm bao gồm quay lén, sao chép tác phẩm hoặc phân phối bản sao tác phẩm.

Khung 2:

Người vi phạm thuộc các trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đến 1.000.000.000 đồng hoặc tù từ 06 tháng đến 03 năm: có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên, gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng trở lên cho quyền tác giả hoặc quyền liên quan, vi phạm hàng hóa từ 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề trong 01-05 năm.

Có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi quay lén ở rạp chiếu phim

>>Xem thêm: Tư vấn những điều cần biết về thời hiệu khởi kiện

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị xử lý như sau:

Vi phạm quy mô thương mại từ 200.000.000 đến dưới 300.000.000 đồng, gây thiệt hại từ 300.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng cho quyền tác giả hoặc quyền liên quan, vi phạm hàng hóa từ 300.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc vi phạm từ 100.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị phạt vi phạm hành chính hoặc kết án tội liên quan và chưa xóa án, sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đến 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 02 năm. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một số lĩnh vực, hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với hành vi quay lén phim chiếu rạp và đăng lên mạng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù tối đa 03 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: Có bị xử lý hình sự khi quay lén ở rạp chiếu phim? của Dignitylaw. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khácquý khách hàng vui lòng liên hệ với Dignitylaw để được giải đáp.

Leave A Reply

Your email address will not be published.