NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

0
Rate this post

Khái niệm nhà ở là gì? Làm thế nào để nhận được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Cùng Diginity Law tìm hiểu rõ các vấn đề nhà ở với bài viết dưới đây

1. Khái niệm nhà ở

Nhà là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân

Luật Nhà ở 2014

Theo quy định, nhà ở bao gồm các loại sau đây:

  • Nhà ở riêng lẻ: nhà được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt. Nó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
    • Biệt thự
    • Nhà ở liền kề
    • Nhà ở độc lập
  • Nhà chung cư: nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu riêng và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Có hai mục đích sử dụng của nhà chung cư:
    • Mục đích sử dụng để ở
    • Mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh
  • Nhà ở thương mại: nhàđược đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường
  • Nhà ở công vụ: nhà được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư: nhà để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật
  • Nhà ở xã hội: nhàcó sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của luật pháp

2. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

doi-tuong-duoc-so-huu-nha-o-tai-Viet-Nam

Theo pháp luật, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định theo Luật này:
    • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam
    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
    • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam

3. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu

Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cần đảm bảo các điều kiện sau:

Có nhà ở hợp pháp

  • Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức:
    • Đầu tư xây dựng
    • Mua, thuê mua, nhận tặng cho
    • Nhận thừa kế, góp vốn, đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức”
    • Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản
    • Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
    • Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật
  • Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức theo quy định

Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  • Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
    • Sở hữu hộ chiếu Việt Nam: hộ chiếu còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
    • Sở hữu hộ chiếu nước ngoài: hộ chiếu còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu; giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định của Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận nhà ở Việt Nam

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
  • Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định luật pháp này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở.
  • Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp cho người thuê mua, người mua nhà ở.
  • Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó

Trên đây là những thông tin mà Dignity Law cung cấp cho bạn về quy định pháp luật về nhà ở tại Việt Nam.

Leave A Reply

Your email address will not be published.