Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người nước ngoài: Thủ tục và yêu cầu

0
Rate this post

Người nước ngoài gồm cá nhân có giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài. Ngoài ra là những người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, và cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, liệu có cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho những người này không? Hãy cùng DignityLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, sửa đổi năm 2019; người nước ngoài được định nghĩa dựa trên các điểm cụ thể sau đây: Người nước ngoài bao gồm cá nhân mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và cả những cá nhân không có quốc tịch, nhưng nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc cư trú tại Việt Nam.

Theo quy định này, người nước ngoài được phân loại vào một trong các trường hợp sau:

  1. Người mang quốc tịch nước ngoài và nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
  2. Người không có quốc tịch và nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nước ngoài. Hoặc được cấp bởi tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc. Đây bao gồm hộ chiếu hoặc bất kỳ giấy tờ nào có giá trị tương đương với hộ chiếu.

Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người nước ngoài: Có được không?

Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người nước ngoài: Có được không?

Về quyền sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2013, Điều 5, quy định các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận và chuyển quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Tổ chức trong nước: cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, kinh tế, chính trị-xã hội-nghề nghiệp, xã hội, xã hội-nghề nghiệp, sự nghiệp công lập và tổ chức khác.
  • Hộ gia đình và cá nhân trong nước.
  • Cộng đồng dân cư: cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
  • Cơ sở tôn giáo và tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có thể được cấp đất.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thừa kế quyền sử dụng đất, nhưng không được cấp Sổ đỏ.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền sử dụng đất.Tuy nhiên, các quy định chi tiết về chuyển nhượng và tặng quyền sử dụng đất thừa kế được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, các quy định chi tiết về chuyển nhượng và tặng quyền sử dụng đất thừa kế được quy định trong Luật Đất đai năm 2013.
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Người nhận thừa kế đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng.
  • Tặng quyền sử dụng đất: Người được tặng phải là Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư.
  • Chưa chuyển nhượng hoặc tặng quyền sử dụng đất: Người nước ngoài nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật sổ địa chính.

Tóm lại, người nước ngoài không có tên trên Sổ đỏ và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Về quyền sở hữu, sử dụng nhà ở

Theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
  • Mua, thuê mua, nhận tặng, hoặc nhận thừa kế nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Tuy nhiên, người nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện và giấy tờ quy định tại Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, bao gồm:

  • Hộ chiếu còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi hoặc miễn trừ ngoại giao.

Người nước ngoài chỉ có thể sở hữu căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án xây dựng nhà ở và không được mua nhà ở ngoài khu vực này. Đồng thời, cần tuân thủ các điều kiện và giấy tờ quy định để sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều kiện và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài

Điều kiện và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài

Luật Nhà ở năm 2014 cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở trong các trường hợp: đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam và được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với người nước ngoài không đầu tư hoặc thực hiện dự án nhà ở, họ có thể sở hữu nhà ở thông qua việc mua, thuê mua, nhận tặng hoặc nhận thừa kế nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng và an ninh. Các điều kiện và phạm vi sở hữu nhà ở của người nước ngoài đã được mở rộng và cụ thể hóa bởi quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.

Cá nhân nước ngoài chỉ có thể sở hữu nhà ở thông qua các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, nhận tặng hoặc nhận thừa kế nhà ở. Tuy nhiên, thời gian sở hữu không được vượt quá 50 năm tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận. Sau khi hết hạn, chủ sở hữu có thể xin gia hạn từ Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Thời hạn sở hữu nhà ở được ghi rõ trong Giấy chứng nhận. Tổ chức và cá nhân trong nước không có hạn chế thời gian và được sở hữu nhà ở lâu dài.

Trên đây là nội dung về ấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người nước ngoài mà Dignity Law cung cấp. Hi vọng những thông tin này sẽ thật bổ ích cho các bạn.

Leave A Reply

Your email address will not be published.